UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố.
Việc phối hợp giữa Bộ TNMT và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát huy vai trò của cán bộ, hội viên và nhân dân trong việc giám sát các hoạt động quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, TP. Đà Nẵng về chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), Sở TNMT đã tập trung tham mưu xây dựng năng lực chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT tại địa phương với nhiều giải pháp đồng bộ và đạt được những kết quả khả quan.
Việc bảo vệ môi trường sống, ứng phó với biến đổi khí hậu được tuổi trẻ hưởng ứng với những hoạt động cụ thể, thiết thực.
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là một trong những thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt. Ở trong nước, biến đổi khí hậu sẽ gay gắt, phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của đất nước. Từ đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 và là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ.
Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu đạt một thỏa thuận về chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, một số quốc gia lại phản đối đưa cam kết này vào thỏa thuận của COP28. Tính cấp thiết cắt giảm lượng khí thải đòi hỏi các nước gạt bỏ lợi ích riêng để tìm tiếng nói chung trong một thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu.
Hàng loạt cam kết đã được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) vừa diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, lồng sản xuất lương thực vào kế hoạch giảm khí thải, tăng gấp ba lần sản lượng năng lượng tái tạo…, là những biện pháp thiết thực để mang lại bầu không khí sạch cho một hành tinh xanh.
Những ngày này, thế giới dồn chú ý về Dubai - thành phố của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để theo dõi Hội nghị Thượng đỉnh Hành động khí hậu Thế giới trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28). Ðây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp tục là thách thức lớn nhất, tác động ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, vượt mọi kịch bản ứng phó, đòi hỏi các quốc gia đoàn kết, nhất trí hành động khẩn trương và quyết liệt.
Hội nghị thượng đỉnh COP28 sắp diễn ra là dấu mốc quan trọng để các bên cùng tập trung thảo luận, đưa ra định hướng quan trọng cho ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững toàn cầu.
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẵn sàng tham gia hợp tác cùng các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chống biến đổi khí hậu; Khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với UAE, nước chủ nhà của COP28, một đối tác mới đầy tiềm năng trong lĩnh vực này.