UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước dưới đất khu vực ven biển.
Trong hai ngày 10 - 11/3/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Tác động của ô nhiễm môi trường đối với đa dạng sinh học (ĐDSH) và sức khỏe con người”. Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các chuyên gia trong và ngoài nước, các hội viên của VACNE ở tại 3 điểm cầu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Huế.
Các hoạt động tổ chức Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2022 sẽ tích hợp ứng dụng công nghệ, triển khai các phương thức truyền thông mới, sáng tạo, linh hoạt trong các nội dung để phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; đa dạng sinh học được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phát động cuộc thi sáng tác nghệ thuật với chủ đề “Bảo vệ tầng ozone để bảo vệ khí hậu Trái Đất” với ba thể loại là nhiếp ảnh, vẽ tranh và vẽ tranh công nghệ.
(TITC) - Ngày 17/02/2022, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Epson Việt Nam đã đánh dấu quan hệ hợp tác chiến lược trong ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm phát thải các-bon vì một tương lai xanh. Quan hệ hợp tác giữa WWF-Việt Nam và Epson sẽ khởi đầu với nỗ lực kêu gọi hành động từ công chúng và các doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua chiến dịch Giờ Trái đất của WWF, đồng thời, cung cấp các hướng dẫn để doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng năng lượng bền vững nhằm tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
Môi trường sinh thái của Thừa Thiên Huế được đánh giá là hình mẫu của cả nước và trong khu vực, nhờ hội đủ địa hình núi, đồi, sông, suối, đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á và chiều dài bờ biển khoảng 128km. Ngoài ra, khu vực đô thị còn có nhiều không gian xanh công cộng với mật độ cây xanh cao, nhà vườn với lối kiến trúc đặc trưng…
Theo đánh giá của UNICEF, biến đổi khí hậu đang tác động tới 74% dân số, đặc biệt trẻ em và phụ nữ được coi là nhóm nguy cơ cao. Là thế hệ tương lai, giới trẻ cần chủ động nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong bối cảnh đầy thách thức hiện tại.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14,6 triệu ha; Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,2 triệu ha và rừng trồng là 4,3 triệu ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13,9 triệu ha, tỉ lệ che phủ là 42,01%.
Ngày Môi trường Thế giới 2021 (5/6) đánh dấu sự khởi đầu chính thức của Thập kỷ Liên hợp quốc về phục hồi hệ sinh thái (2021-2030), một nỗ lực toàn cầu nhằm hồi sinh thế giới tự nhiên.