10 năm bảo tồn thiên nhiên ở Phong Nha-Kẻ Bàng

Ngày 17/10, Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm hợp tác với Vườn thú Cologne (Cộng hòa Liên bang Đức). Cách đây 10 năm, thực hiện Dự án “Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha-Kẻ Bàng” đã ký kết với tỉnh Quảng Bình, Vườn thú Cologne đã hỗ trợ Chính quyền địa phương bảo tồn hệ động thực vật và các sinh cảnh đang bị đe dọa.

Nguy hại từ đốt rác ở khu di tích Côn Sơn

Mỗi ngày, khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) đón hàng ngàn lượt người tới tham quan. Du khách ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp và thành tâm cúng lễ, cũng đã để lại vô vàn rác thải, trong số đó đại đa số là túi ni lông. Số rác này sau đó được mang đi “hoả táng” một cách tự do mà không hề chịu sự quản lý hay hướng dẫn của bất cứ tổ chức nào…

WWF kêu gọi tái tạo nguồn rừng

Dù phải đối mặt với những hậu quả nặng nề do tình trạng chặt phá rừng gây ra như thiên tai, lở đất, xói mòn… nhưng con người vẫn chưa chịu dừng hành vi phi pháp này với diện tích rừng tương đương 36 sân vận động bị chặt phá mỗi phút trên toàn thế giới, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) thông báo.

Xây dựng bãi rác trên khu di tích lịch sử

Được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh, thành Hoàng Nghiêu là nơi ghi dấu sự khởi nghiệp của danh tướng Nguyễn Chích. Trải qua gần 600 năm, khu di tích vẫn còn bia đá cùng những mảnh tường thành bằng đất. Vậy nhưng, thay vì có kế hoạch trùng tu, tôn tạo thì UBND tỉnh Thanh Hóa lại có ý định biến nơi đây thành bãi chứa rác, khiến người dân bức xúc.

Đầm Hồng: Lá phổi xanh giữa thủ đô đang bị tấn công

Đầm Hồng nằm trên địa bàn hai phường Khương Đình và Khương Trung, trong đó phường Khương Đình quản lý 15ha còn phường Khương Trung quản lý 3,5ha. Trước đây, đầm rộng ngút tầm mắt nhưng hiện tại đang bị thu hẹp do rác thải “tấn công” ngày đêm.

Hồ Gươm sẽ thành đầm lầy nếu không nạo vét

Phó giáo sư Hà Đình Đức cho biết, hiện nay độ sâu trung bình của hồ chỉ hơn 1 m, chỗ sâu nhất không quá 1,4 m. Nếu không được nạo vét, vài chục năm nữa Hồ Gươm sẽ trở thành đầm lầy.

Chùa Một Cột kêu cứu

Gần 60 năm qua, chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) chưa được trùng tu. Ngôi chùa “độc nhất vô nhị” này ở Việt Nam đang xuống cấp. Mỗi khi mưa to khuôn viên chùa đã trở thành “rốn” chứa nước vì thấp hơn các khu vực xung quanh.

Trẻ hóa rừng thông Đà Lạt

Đà Lạt được mệnh danh là TP của ngàn thông. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết thông Đà Lạt đã già cỗi (từ 60-70 năm). Do vậy trẻ hóa rừng thông là việc làm cần thiết đối với TP này.Nói đến Đà Lạt, người ta liên tưởng ngay đến những cánh rừng thông ngút ngàn. Thông với Đà Lạt là mối liên kết bền chặt. Ngoài giá trị về kinh tế, đối với Đà Lạt, thông có ý nghĩa đặc biệt về cảnh quan, sinh thái, du lịch…

Vườn Di sản Asean - một danh hiệu bị lãng quên

6 năm qua, kể từ khi Vườn Quốc gia Ba Bể được công nhận là Vườn Di sản ASEAN, những người trao danh hiệu quý báu này cho nó hầu như đã “quên” luôn. Không một văn bản hướng dẫn, cũng chẳng có bất cứ một sự hỗ trợ nào được triển khai. Người dân, sau niềm tự hào rồi… thôi, còn ban quản lý Vườn thì có thêm nỗi niềm “tủi thân” trong một sự chờ đợi vô vọng…

Trao cúp vàng vì bảo vệ môi trường Việt Nam

Ngày 25/10, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ trao giải thưởng Cúp Vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2009.  Có 110 trong số 189 đơn vị ở 32 tỉnh, thành phố đã được lựa chọn trao Cúp Vàng. Các doanh nghiệp này nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, có nhiều sản phẩm thân thiện môi trường, tích cực đóng góp vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa bàn hoạt động.