Những năm gần đây, du lịch (DL) xanh đã trở thành chủ đề được nhiều địa phương cũng như các doanh nghiệp DL, khách DL quan tâm. Phát triển DL xanh, có trách nhiệm với môi trường không chỉ là một trong những nghĩa vụ của mỗi địa phương, mỗi tổ chức, mỗi công dân và các doanh nghiệp mà còn là xu hướng mới của DL hiện đại, hướng đến sự bền vững.
Trong vòng vài năm trở lại đây, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng, du lịch xanh. Dù bước đầu còn khó khăn với kế hoạch dài hơi, nhưng đó là tín hiệu cho thấy, địa phương này đã chọn hướng đi đúng, hướng tới mục tiêu du lịch bền vững để cả cộng đồng đều được hưởng lợi...
Thời gian qua, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chú trọng phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái bền vững kết hợp với các hình thức du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng. Từ đó thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực.
Thời gian qua, các hoạt động du lịch (DL) cộng đồng (CĐ) của tỉnh Bến Tre còn đang trong quá trình phát triển, chủ yếu tại các xã phía Nam TP. Bến Tre, 8 xã ven sông Tiền, huyện Châu Thành, các xã khu vực Làng Văn hóa DL huyện Chợ Lách, xã Thạnh Phú Đông (Giồng Trôm), An Hiệp, Bảo Thuận (Cồn Nhàn), Tân Mỹ (Ba Tri), Tam Hiệp (Bình Đại)… Bên cạnh những yếu tố mới mẻ, đột phá thì thực tế nhìn chung, do nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, năng lực, các hoạt động DLCĐ trên địa bàn tỉnh còn cần được củng cố và tổ chức thực hiện một cách bài bản, hiệu quả hơn.
Tại Quảng Bình có một ngôi nhà kỳ vĩ đã tồn tại hơn 450 triệu năm, vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người. Trong ngôi nhà này, có các vườn treo ở độ cao từ 800m – 1.213m. Đó chính là di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng.
Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực là những vấn đề mà huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đang quyết tâm triển khai.
Vụ mùa trái cây bắt đầu cũng là lúc nhà vườn ở Tây Ninh tất bật chuẩn bị để phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm tại vườn.
Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Bình Thuận phối hợp các công ty lữ hành và các đơn vị truyền thông thực hiện chương trình khảo sát sản phẩm du lịch mới và hướng đến xây dựng sản phẩm du lịch xanh về rừng - thác - hồ tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Tánh Linh.
Du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười dưới tán tràm xanh mát vốn khá quen thuộc với du khách gần xa. Tuy nhiên, nhiều du khách chỉ biết đến các trải nghiệm trong ngày mà bỏ lỡ việc khám phá rừng đêm đầy thú vị.
Kiên Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn, tuy nhiên loại hình du lịch này chưa được khai thác nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hướng đi cho du lịch nông thôn là rất cần thiết.