Hà Giang: “Du lịch xanh” - hướng đi để phát triển du lịch bền vững

Là huyện cửa ngõ của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như sự đa dạng trong văn hóa truyền thống, đặc sắc của các dân tộc để phát triển du lịch. Qua đó, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của du lịch địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Côn Đảo thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững

Là hải đảo duy nhất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo được xác định xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm phát huy thế mạnh tài nguyên thiên nhiên trong lành, hệ thống di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt để phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Du Lịch Xanh - bước đi nhỏ, tác động lớn

Du lịch xanh - loại hình du lịch nhấn mạnh đến việc bảo vệ môi trường, tôn trọng thiên nhiên và môi trường và văn hóa địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Qua đó giúp duy trì và bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời tạo điều kiện cho du khách có những trải nghiệm chân thực và sâu sắc hơn về địa phương.

Du khách đến Côn Đảo hưởng ứng tích cực hoạt động “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã”

Du khách đến viếng Nghĩa trang Hàng Dương và các điểm di tích trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được hướng dẫn soạn giỏ lễ không hàng mã, không mút xốp, không nhựa dùng 1 lần, không túi ni lon.

Phát triển du lịch cộng đồng ở Tân Sơn - Phú Thọ

Là một trong 15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam, Vườn Quốc gia Xuân Sơn (xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn) được xác định là điểm du lịch hấp dẫn không chỉ của riêng tỉnh Phú Thọ mà còn của cả vùng Tây Bắc với nhiều giá trị về cảnh quan, địa chất, hệ sinh thái đa dạng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Mường, người Dao... Khai thác tiềm năng lợi thế đó, huyện Tân Sơn đã tập trung thực hiện các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm.

Bến Tre: Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xuất hiện nhiều tour du lịch gắn với hoạt động trồng rừng thu hút du khách trong và ngoài nước. Sản phẩm du lịch độc đáo này góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Quảng Nam: Giảm phát thải carbon từ du lịch

Ngành du lịch Quảng Nam đang từng bước tiếp cận xu thế “low carbon”, bắt đầu từ việc đạt chứng nhận phát thải thấp carbon của một đơn vị kinh doanh trên địa bàn.

Cà Mau: Phát triển du lịch dưới tán rừng

Tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có ở địa phương, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh, đã hình thành nên các điểm du lịch, dịch vụ trải nghiệm hấp dẫn dưới tán rừng, với mục tiêu vừa làm kinh tế du lịch vừa gắn với bảo vệ “lá phổi xanh” theo hướng phát triển bền vững.

Thừa Thiên Huế: Du lịch xanh để bền vững

Sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường được doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực du lịch lựa chọn, vừa giúp DN phát triển bền vững vừa để lại ấn tượng cho du khách khi tham gia trải nghiệm.

Khai thác lợi thế, phát triển du lịch ruộng bậc thang Miền Đồi (Hòa Bình)

Ruộng bậc thang xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) được đánh giá có cảnh quan, cấu trúc ruộng đẹp bậc nhất của tỉnh, nhưng đến nay vẫn chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy du lịch.