Trong cuộc sống hiện đại, với xu hướng “Sống xanh” gắn liền với “Du lịch xanh”, ngày càng nhiều du khách tìm đến những địa điểm du lịch thân thiện với môi trường, gần gũi cùng thiên nhiên. Trong đó, Vườn Quốc Gia (VQG) Xuân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) với hệ sinh thái rừng đa dạng, hoang sơ, hùng vĩ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích xu hướng “Du lịch xanh” với những khám phá và trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.
Ngược dòng lịch sử, từ buổi mở cõi mấy trăm năm trước, đất Cà Mau là nơi thiên nhiên hoang sơ, sình lầy, nhưng tràn ngập các sản vật sẵn có. Một trong những sản vật nổi danh mà cư dân bản địa khai thác để buôn bán với các thương lái người Hoa là “điểu đình” (lông vũ các loài chim quý), và người dân phải nộp loại thuế gọi là “thuế điểu đình”.
Lai Châu là một trong những địa phương có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa đặc trưng của 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhiều du khách khi đến Lai Châu đều cho rằng đây xứng đáng là điểm đến mới về DLCĐ gắn với du lịch sinh thái. Để ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn, Lai Châu đã, đang xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp phát triển DLCĐ.
(TITC) - Những năm gần đây, tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển mang tính tất yếu được nhiều quốc gia quan tâm. Tăng trưởng xanh được hiểu là mô hình tăng trưởng nhằm biến những hạn chế về nguồn lực và ảnh hưởng của thảm họa thiên nhiên thành những cơ hội kinh tế giúp nâng cao tăng trưởng và giảm tác động xấu tới môi trường thông qua sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và tăng đầu tư vào vốn tự nhiên. Rất nhiều quốc gia định hướng sử dụng mô hình tăng trưởng xanh để đồng thời đạt các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và đặc biệt là bảo vệ môi trường, thích ứng với điều kiện của biến đổi khí hậu.
Du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái đang phát triển mạnh tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Nhiều nơi đã thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã du lịch cộng đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
Tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Vườn quốc gia Bù Gia Mập nối từ quốc lộ 13 đến ĐT741 qua địa bàn tỉnh Bình Phước hiện có nhiều tiềm năng và lợi thế khai thác. Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị lớn với lượng khách du lịch dồi dào) và kết thúc tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Bình Phước), du khách sẽ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc với các điểm tham quan mang sắc thái khác nhau, như: danh lam thắng cảnh, cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, di tích lịch sử, công trình thủy điện và các công trình nhân tạo hấp dẫn.
Tại các tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum, hiện nay nhiều buôn làng đang phát triển các mô hình du lịch cộng đồng và bước đầu có những tín hiệu tích cực. Du lịch cộng đồng được đánh giá là hoạt động không chỉ thu hút khách du lịch mà còn góp phần bảo tồn, tôn vinh nét văn hóa truyền thống bản địa Tây Nguyên.
Du lịch xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới cũng là chủ trương của Chính phủ để phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. Du lịch xanh đang tạo nên một hệ sinh thái mới cho du lịch Việt, hướng tới sự chung tay của cộng đồng trong việc giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên, môi trường sống và các phong tục văn hóa bản địa.
Mũi Cà Mau nằm ở cực nam của Tổ quốc, thuộc xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây không chỉ có cột mốc thiêng liêng mà còn hấp dẫn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, mang đậm nét văn hóa miền tây sông nước. Khai thác hiệu quả những lợi thế này sẽ giúp phát triển du lịch vùng đất mũi và tỉnh Cà Mau.
Thời điểm này, không khí mùa xuân đã tràn ngập trên khắp phố phường Cà Mau. Cùng với đó, các điểm du lịch ở Cà Mau đã bắt đầu trang trí tiểu cảnh và đón những lượt khách du lịch đầu năm.