Tuyên Quang: Khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch xanh

Lâu nay nhắc đến du lịch xanh là nói đến du lịch bền vững, thân thiện, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Khách du lịch được trải nghiệm các dịch vụ thân thiện với môi trường, thiên nhiên. Người làm dịch vụ du lịch tận dụng các thế mạnh tự nhiên sẵn có để phát triển du lịch. Ở Tuyên Quang, du lịch xanh đang bước đầu được chú trọng. Tuy nhiên để du lịch xanh ngày càng được khơi dậy rất cần sự quan tâm, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành văn hóa, thể thao, du lịch.

Du lịch thích ứng biến đổi khí hậu ở cồn Chim - Trà Vinh

Cồn Chim (ấp Cồn Chim, xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) được du khách yêu thích với mô hình du lịch xanh, bền vững. Người dân làm du lịch trên nền tảng nông nghiệp thuận tự nhiên, vừa khai thác văn hóa bản địa vừa gìn giữ môi trường.

Hà Nội phát triển du lịch theo hướng sản phẩm xanh, năng lượng sạch

Với chủ đề “Kết nối di sản phát triển du lịch", Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2023 hướng tới loại hình du lịch có trách nhiệm, hưởng ứng chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2023 với mục tiêu du lịch Việt Nam hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho sức khỏe, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác.

Rú Chá vá xanh Thuận Hòa - Thừa Thiên Huế

Những tán cây xanh ngắt với hình thù kỳ lạ ở rú Chá, làng Thuận Hòa (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) chứa đựng câu chuyện của hai vợ chồng già. Đó là ông Nguyễn Ngọc Đáp, 78 tuổi và bà Trần Thị Hồng, 76 tuổi nguyện đến rú trước là để sinh sống. Rồi thời gian trôi qua, rừng và người như một nhân duyên khởi tầm.

Bình Thuận: Nét riêng du lịch nông thôn

Hương hoa thanh long thoang thoảng trong tiết trời se lạnh, nơi hàng trăm bóng điện thắp sáng giữa bạt ngàn trụ thanh long vào ban đêm tạo nên khung cảnh mê hoặc lòng người khi du khách muốn ngắm cảnh chong điện cho thanh long ra trái nghịch vụ. Hay đi du thuyền trên lòng hồ thủy điện Đa Mi nhìn thấy những đàn cá bơi lội tung tăng trong dòng nước xanh ngắt...

Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận - Hội tụ xanh: Phú Quý tận dụng cơ hội vàng

Phú Quý hiện nay là điểm đến yêu thích của giới trẻ, du khách trong và ngoài nước. Sự mới mẻ, hoang sơ và bình yên nơi đây dễ khiến người ta nao lòng. Năm Du lịch quốc gia “Bình Thuận – Hội tụ xanh” sẽ là cơ hội vàng cho Phú Quý.

Hà Nội: Xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững

(TITC) - Ngày 21/02/2023, tại Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Xây dựng tiêu chí đánh giá phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Quảng Bình: Sản phẩm du lịch mới giữa đại ngàn rừng núi

Với tiêu chí được đặt lên hàng đầu trong kinh doanh, đó là thích ứng với thiên nhiên, bảo tồn và bảo vệ môi trường, cùng cộng đồng phát triển một cách bền vững. Chính là những gì mà Công ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis) đang làm.

Điện Biên Phủ: Du lịch cộng đồng giữ gìn bản sắc văn hóa

Du lịch cộng đồng, giao lưu và trải nghiệm các phong tục, tập quán, lễ hội của đồng bào địa phương đã và đang là một sản phẩm du lịch của Điện Biên. Khai thác tiềm năng du lịch gắn với giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc đang là hướng phát triển du lịch ở các địa phương trong cả nước nói chung và Điện Biên nói riêng. Trong định hướng phát triển du lịch, Điện Biên quan tâm khai thác du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Lào Cai: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Lào Cai sẽ triển khai “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn; tập trung tại các điểm du lịch nông thôn do cộng đồng địa phương tổ chức quản lý hoặc có sự tham gia của cộng đồng.