Dân ca M’nông ở Pi Nao - mộc mạc và lưu luyến

Mộc mạc, thắm đẫm tình yêu thương, làn điệu dân ca có ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hóa của đồng bào M’nông. Để gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, người M’nông ở bon Pi Nao, xã Nhân Đạo (Đắk R’lấp) nỗ lực truyền dạy, duy trì những làn điệu dân ca cho các thế hệ con cháu.

Không gian văn hóa dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Làng dân tộc Cơ Tu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội) với nhà Gươl, nhà sàn, cây nêu, khung dệt vải…cùng với đồng bào dân tộc Cơ Tu đang sinh sống tại đây cùng tổng hòa tạo nên không gian văn hóa Cơ Tu đậm đà bản sắc giữa “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.

Kiên Giang: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa biển đảo

Với vị trí và điều kiện tự nhiên, Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế biển; đây cũng là điều kiện để tỉnh vừa khai thác tốt tiềm năng từ biển, vừa thực hiện nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Việc phát huy lợi thế về kinh tế biển cũng như giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa biển đảo, đã và đang được tỉnh tập trung thực hiện nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương.

Sa Pa (Lào Cai): Người Mông ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản đá đặc biệt

Với người Mông ở Sa Pa những hòn đá tại bãi đá cổ này không phải là vật vô tri vô giác mà nó là những văn hoá, những kiến thức mà ông cha đã để lại cho con cháu đời sau do vậy cần được gìn giữ và bảo vệ.

Nam Định: Ai qua cầu Ngói chợ Lương…

“Ai qua cầu Ngói chợ Lương/Ghé thăm mỹ nghệ Hải Minh làng nghề”! Đây là câu ca dao của người Quần Anh xưa (xã Hải Anh nay) thể hiện niềm tự hào về những “đặc sản” của vùng đất Hải Hậu. Có dịp về Hải Anh, thăm cầu Ngói chợ Lương (còn có tên gọi khác là cầu Ngói Hải Anh), sẽ hiểu tại sao cây cầu lại trở thành niềm cảm hứng để bao thi nhân mặc khách viết nên những vần thơ trác tuyệt(!).

Ngọc Hồi (Kon Tum): Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng

Huyện Ngọc Hồi hiện có 17 dân tộc anh em sinh sống; trong đó có các dân tộc tại chỗ là Brâu, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng. Chính sự hội tụ này đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm bảo tồn, phát huy văn hóa, đặc biệt là di sản “văn hóa cồng chiêng”.

Khu di tích danh thắng Tây Thiên gìn giữ thiên nhiên

Nói đến danh lam thắng cảnh Tây thiên là nói đến một quần thể kiến trúc cổ xưa với chùa, đền, miếu, bia đá… mang đậm dấu ấn của lịch sử và văn hóa. Được bao bọc bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, mây trời nên thơ và hùng vĩ, nét độc đáo của văn hoá tín ngưỡng tại Tây Thiên chính là sự giao thoa giữa văn hóa phật giáo và tín ngưỡng thờ mẫu.

Phát triển loại hình du lịch văn hóa bản địa Tây Nguyên: Tôn trọng sự khác biệt về sắc thái văn hóa

Sự khác biệt về sắc thái văn hóa tộc người không những làm nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam mà còn là nguồn tài nguyên quý để phát triển loại hình du lịch văn hóa bản địa độc đáo. Nhưng thực tế tiếp cận, tìm hiểu, trải nghiệm và khai thác sự khác biệt ấy nhiều khi chưa thật thỏa đáng, vẫn có những khoảng lệch nhất định.

Huyện Lạc Sơn (Hòa Bình): Bảo tồn hát dân ca Mường

Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.

Sáng tạo sản phẩm hấp dẫn từ mạch nguồn văn hóa

“Tinh hoa Việt Nam” lung linh trên đảo ngọc Phú Quốc. “Ký ức Hội An” thắp sáng Phố Hội hằng đêm. “Vũ điệu trên mây” in đậm dấu ấn Tây Bắc trên nóc nhà Fansipan. Và “Tinh hoa Bắc Bộ” là “chương trình nhất định phải xem” khi khám phá Hà Nội...