Chợ phiên vùng cao: Sự "phải lòng" của nét văn hóa độc đáo từ những thanh âm và màu sắc kỳ diệu

Bất cứ ai có dịp đặt chân đến vùng cao biên giới đều có chung nhận xét là các buổi chợ phiên gây ấn tượng mạnh nhất với họ. Cũng dễ hiểu, vì gọi là chợ nhưng chợ vùng cao không chỉ có các hoạt động bán mua, mà còn là nơi để giao lưu, gặp gỡ, 'phải lòng nhau'...

Quảng Nam: Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Tuồng cổ xứ Quảng

Tuồng xứ Quảng (Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi), xuất hiện và phát triển từ đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII. Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia năm 2015 với những giá trị sở hữu rất độc đáo.

Bến Tre: Nghề làm bánh tráng, bánh phồng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ VHTTDL chính thức công nhận 2 nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc ở huyện Giồng Trôm (Bến Tre) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Tour du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở Quảng Bình

Tour du lịch “Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa cộng đồng người Vân Kiều ở huyện Quảng Ninh và huyện Lệ Thủy” đưa vào khai thác sẽ góp phần quảng bá, bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình.

Du lịch phát huy giá trị của di sản văn hóa ở Phú Yên

Di sản văn hóa – Tài nguyên du lịch Hiện tại Phú Yên có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm.

Xếp hạng di tích quốc gia danh thắng Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình

Ngày 14-10, tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã diễn ra Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình; Ngày hội văn hóa du lịch vùng cao Na Hang và Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Tuyên Quang năm 2018.

Đón bằng công nhận Di sản tư liệu thế giới cho “Hoàng hoa sứ trình đồ”

Ngày 16/10, tại Nhà Văn hóa Xuân Diệu (huyện Can Lộc), Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ đón bằng công nhận “Hoàng hoa sứ trình đồ” là Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Năm lễ hội truyền thống được công nhận là di sản văn hóa quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm lễ hội truyền thống (thuộc địa bàn các tỉnh: Hà Giang, Nghệ An, Thái Bình, Thanh Hóa và Tuyên Quang) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch bền vững

(TITC) – Di sản văn hóa Việt Nam được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Ở nhiều địa phương, bảo tồn và phát huy hiệu quả giá trị của di sản đã góp phần đưa di sản trở thành sản phẩm văn hóa – du lịch hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách tham quan, khám phá.

Việt Nam có thêm 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Các di sản văn hóa phi vật thể mới được công nhận thuộc các loại hình: Tri thức dân gian, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng và Nghề thủ công truyền thống.