Việc xây dựng một không gian có giá trị nghệ thuật cao sẽ tạo thành hình ảnh mới, tạo địa chỉ mới thu hút khách du lịch đến với Huế, thúc đẩy Huế trở thành đô thị du lịch, một trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của Việt Nam.
Tọa đàm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 7/9 đã thống nhất tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Vấn đề mà các nhà quản lý, các nhà khoa học đặt ra là làm thế nào để lễ hội chọi trâu đảm bảo an toàn, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vốn có.
Việc bảo tồn cầu Long Biên từ bấy lâu nay đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng đó là vấn đề cấp thiết. Đặc biệt, phải coi nó như một thiết chế văn hóa thực sự, có kịch bản trùng tu từng phần nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Cầu Long Biên là một trong những biểu tượng mang đậm dấu ấn của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, để có thể gìn giữ, phát huy giá trị, biến nó trở thành không gian văn hóa đặc trưng lại là bài toán nan giải chưa tìm được lời đáp thỏa đáng.
Tối 31-8, tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ vinh danh hò khoan Lệ Thủy - loại hình nghệ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong tháng chín này, nhân kỷ niệm Quốc khánh 2-9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Vui Tết Độc lập”, nhằm tôn vinh, giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung”, góp phần thu hút khách du lịch,... do Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp Sở VHTTDL các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Liên đoàn Xiếc Việt Nam; Nhà hát Múa rối Việt Nam và Trường ĐH Văn hóa Hà Nội tổ chức.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt - Ấn và 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại Ấn Độ - ASEAN, hôm nay (25/8), tại Bảo tàng Chăm (TP. Đà Nẵng), Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP. Đà Nẵng và Bảo tàng Điêu khắc Chăm tổ chức cuộc tọa đàm “Di sản văn minh Việt Nam - Ấn Độ”.
Việc làm thế nào để kéo khán giả tới rạp luôn là câu hỏi rất khó đối với lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật truyền thống. Hơn nữa, trong bối cảnh hầu hết các đơn vị nghệ thuật phải tự chủ tài chính như hiện nay, khán giả trở thành vấn đề sống còn.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi tuyên truyền Di sản văn hóa cấp tỉnh năm 2017.
Các di sản tư liệu của triều Nguyễn gồm: Mộc bản, châu bản và hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế sẽ được giới thiệu đến du khách và công chúng tại thủ đô Hà Nội thông qua triển lãm với chủ đề “Tiếp cận Di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam qua di sản tư liệu triều Nguyễn”.