Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với các giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Các chuyên gia cũng nhận định, đánh giá cao về tiềm năng giá trị văn hóa - lịch sử của di sản. Trong các hoạt động tiếp xúc bên lề kỳ họp lần thứ 46 của Uỷ ban Di sản thế giới (tháng 7/2024), nhiều chuyên gia của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất UNESCO xét, ghi danh giá trị văn hoá của Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thế giới. Đây là cơ hội để di sản tiếp tục được vinh danh, gia tăng sức hút đối với di sản trong tương lai.
Không có nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như các địa phương lân cận, nhưng TP. Đà Nẵng đã đưa được các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tiếp cận công chúng, phát triển du lịch.
Quảng Ngãi sở hữu nhiều lợi thế để khai thác đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống từ cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi.
Tân Trào, địa danh lịch sử gắn liền với mảnh đất Tuyên Quang là "Thủ đô Khu giải phóng", nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc trước năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ; đưa cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cho đến hôm nay, Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào luôn được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị gắn với phát triển Du lịch.
Chiều 28/11, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu Cây di sản và Bằng xác lập kỷ lục sân chim Hòn Trứng Vườn quốc gia Côn Đảo. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm “Ngày Lâm nghiệp Việt Nam” (28/11/1959 - 28/11/2024) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Giữa khung cảnh huyền bí đỉnh dãy Bổ Đà sơn, bên dòng sông Cầu thơ mộng, chùa Bổ Đà (Bắc Giang) - kiệt tác văn hóa vùng Kinh Bắc là chứng nhân của những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc, đã vượt qua bao thăng trầm thời gian. Nổi bật trong không gian cổ kính, bức tường đất 400 năm tuổi bao quanh chùa là một tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu, in đậm dấu ấn của sự sáng tạo và kiên cường của người dân Bắc Bộ.
Tiềm năng tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của vùng cố đô/di sản Hoa Lư - Tràng An cần được khơi dậy, phát huy những thế mạnh để tỏa sáng hình ảnh đất nước - con người, để thương hiệu du lịch Ninh Bình phát triển ngày càng cao.
Tranh dân gian Việt Nam, từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần người dân. Những dòng tranh như Đông Hồ, Hàng Trống, Làng Sình, Kim Hoàng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn chứa đựng những thông điệp về nhân sinh quan, tín ngưỡng và phong tục. Trong dòng chảy hiện đại, tranh dân gian đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự đổi mới để tồn tại và tiếp tục khẳng định giá trị trong đời sống đương đại.
Những năm qua, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn, nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này cho công tác phát triển du lịch.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Vĩnh Phúc triển khai các giải pháp bảo vệ, phát huy, nâng tầm giá trị của di tích, hình thành điểm đến du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn du khách.