Bình Phước tăng cường bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống của các thế hệ cha ông, tạo tiền đề để thế hệ sau kế thừa, tái tạo và phát triển. Đồng thời là nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền văn hóa trên thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc. Ngày nay, di sản văn hóa phi vật thể còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo cho các địa phương, có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nhận thức sâu sắc điều này, những năm qua, tỉnh Bình Phước đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Kon Tum: Nghệ nhân Ba Na tích cực bảo tồn văn hóa cồng chiêng

Nghệ nhân A Hưng (62 tuổi) ở thôn Kon Rờ Bàng 1 (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là một trong những tấm gương sáng nỗ lực truyền dạy cồng chiêng, âm nhạc dân gian cho thế hệ trẻ. Qua đó, góp phần gìn giữ, bảo tồn di sản cồng chiêng, nét đẹp văn hóa của dân tộc Ba Na.

Quảng Nam: Núi Thành gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa

Hệ thống di tích, danh thắng và truyền thống văn hóa đặc sắc, đa dạng là nguồn tài nguyên quý báu của huyện Núi Thành, được khai thác phát triển du lịch tạo sinh kế ổn định cho người dân.

Triển lãm nghệ thuật gốm “Linh thú thời nay” của Nghệ nhân Trần Nam Tước

Triển lãm nghệ thuật gốm “Linh thú thời nay” do Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) từ ngày 10- 20/8/2023, mang đến cho công chúng một góc nhìn về Linh thú thông qua bộ sản phẩm đã ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt – thành quả của chặng đường nghề suốt 30 năm qua của anh. Triển lãm như một sự tri ân tới những làng nghề truyền thống, những bậc thầy tài hoa Trần Nam Tước đã gặp trong chuỗi ngày phiêu bạt trên khắp nẻo đường quê…

Lễ hội "Áo dài Huế - chuyện kể từ dòng sông"

Lễ hội áo dài Huế 2023 với chủ đề "Áo dài Huế - chuyện kể từ dòng sông" sẽ diễn ra lúc 20h ngày 12/8 tại khu vực Công viên Lý Tự Trọng, TP. Huế.

Chế tác, bảo tồn nhạc cụ truyền thống

Để góp phần bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống, người Xơ Đăng ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) tích cực nghiên cứu chế tác và lưu giữ nhạc cụ dân tộc; đồng thời, trao truyền vốn văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.

“Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hoá di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế”​

Là chủ đề của hội thảo quốc tế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (Trung tâm BTDTCÐ Huế) phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị và Vùng, Ðại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) tổ chức ngày 09/8 với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở ngành trong tỉnh và TP. Huế, Cục Di sản văn hoá; UNESCO tại Việt Nam cùng các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các công ty lữ hành.

Thái Nguyên bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Là an toàn khu trong kháng chiến, 51 dân tộc trên địa bàn với sinh hoạt tâm linh và văn hóa đặc sắc, Thái Nguyên có nhiều di tích lịch sử, văn hóa vật thể, phi vật thể. Đến nay, các di sản có giá trị về lịch sử, văn hóa này đều được tôn tạo, bảo tồn, khai thác và phát huy để giáo dục truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Lưu giữ, bảo tồn di sản sân khấu

Trong các ngành nghệ thuật biểu diễn, sân khấu là loại hình có lịch sử lâu đời nhất. Ngay từ thời nhà Đinh, nghệ thuật chèo, tuồng và xiếc đã hình thành và phát triển.

Hà Giang: Di sản văn hóa dân tộc Dao trong phát triển du lịch bền vững

Những năm gần đây, di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trong đó có dân tộc Dao đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, mang lại nguồn thu đáng kể cho cộng đồng và địa phương.