Quảng Ninh: Khai thác các giá trị văn hoá - du lịch của Yên Tử

Mỗi năm, Yên Tử (Quảng Ninh) thu hút khoảng 1 triệu khách hành hương về tham quan, lễ Phật và trải nghiệm trên vùng đất Phật linh thiêng này. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thời gian qua đã đầu tư nhiều loại hình dịch vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu du khách. Đáng nói hơn là nhiều trong số này hướng tới khai thác các giá trị văn hóa đặc sắc, riêng có của đất và người nơi đây.

Cà Mau: Ðể phát triển du lịch từ di tích

Theo đánh giá của ngành chức năng, bên cạnh tài nguyên du lịch thiên nhiên, Cà Mau cũng là vùng đất hội tụ nhiều di tích lịch sử (DTLS), di sản văn hóa. Thế nhưng thời gian qua, việc khai thác lợi thế này trong phát triển du lịch còn khá khiêm tốn.

Kỳ diệu giếng cổ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Theo các nhà nghiên cứu, giếng cổ Xó La, còn gọi là giếng "vua" trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là công trình thể hiện nhiều đặc trưng văn hóa của cư dân biển đảo. Điều kỳ diệu của giếng cổ này là tuy chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5-7m, nhưng nước luôn ngọt, thanh mát bốn mùa và không bao giờ khô cạn.

Sóc Trăng xây dựng sản phẩm du lịch từ văn hóa Khmer

Nền văn hoá đa dạng và phong phú của đồng bào Khmer đang được tỉnh Sóc Trăng khai thác để phát triển du lịch và trở thành yếu tố thu hút du khách, góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc, quảng bá nét đẹp văn hóa riêng của đồng bào Khmer.

Phát huy giá trị văn hóa, con người, xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững

Tỉnh Lai Châu đang hướng đến xây dựng môi trường văn hóa trong các lĩnh vực; khai thác, sử dụng có hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa, con người Lai Châu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Lai Châu trở thành điểm đến lý tưởng, điểm sáng về văn hóa trong cả nước.

Thừa Thiên Huế: “Hồi sinh” danh thắng đồi Vọng Cảnh

Đồi Vọng Cảnh là điểm nhấn rất độc đáo nằm ven bờ sông Hương qua thành phố Huế. Đây là danh thắng nổi tiếng từ thời triều Nguyễn, và là điểm ngắm cảnh lý tưởng của người dân Huế từ bấy lâu nay. Sau khi tiến hành chỉnh trang, đồi Vọng Cảnh ngày càng thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến trải nghiệm. Nhiều ý kiến cho rằng, đồi Vọng Cảnh đang dần “hồi sinh”, trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua mỗi lần đến Huế.

Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa đền Cao An Phụ - Hải Dương

Nằm trong quần thể khu di tích quốc gia đặc biệt An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương của thị xã Kinh Môn (Hải Dương), đền Cao An Phụ là một trong những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Trong khuôn viên đền, có nhiều cây cổ thụ 600-700 năm tuổi và nguồn nước linh thiêng không bao giờ cạn từ giếng Ngọc, giếng Mắt Rồng, minh chứng cho sự trường tồn của khu di tích.

Nghệ An: Gìn giữ mái nhà tranh, mãi nhớ ơn Người

Vào những ngày tháng 5, người dân cả nước lại về thăm quê Bác với những nếp nhà tranh đơn sơ, giản dị mà thân thuộc để bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Và để giữ được mái nhà tranh mộc mạc, gần gũi như thuở xưa, là nhờ sự tỉ mỉ, kỳ công đầy tâm huyết của biết bao bàn tay những “nghệ nhân” quê Bác.

Giữ sức sống làng cổ, nhà vườn

Những con đường ở làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) đã từng được che chắn bởi hàng cây vài chục năm tuổi. Dưới bóng mát, nhà cổ nằm vững chãi, chống chịu mưa gió của miền trung. Trải qua nắng gắt mưa dầm, danh xưng làng cổ Phong Lệ ắt hẳn đã giảm bớt một phần tính nguyên vẹn.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá văn hóa kết hợp du lịch đặc trưng vùng đầm phá

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Huế 2024, từ ngày 8 - 10/6, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao độc đáo, mới lạ, mang đậm nét văn hóa sông nước của vùng quê bên chân phá Tam Giang.