Các làng nghề chè ở Tân Trào, Trung Yên, Hợp Thành, Phúc Ứng ở Sơn Dương, nghề bánh gai ở Chiêm Hóa, thêu, dệt thổ cẩm ở Lâm Bình... ngoài việc mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm.
Là tỉnh đầu tiên có nghị quyết tạo cơ chế hỗ trợ, phát triển di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nghệ thuật Bài chòi, Quảng Nam đã có những kế hoạch cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng việc truyền dạy di sản này trong trường học, tạo động lực để bảo tồn, lan tỏa niềm tự hào về giá trị di sản bài chòi trong đời sống cộng đồng.
Quảng Ngãi không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. Những năm gần đây, tỉnh đã định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch qua các hoạt động quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm đến du khách.
(TITC) - Tối ngày 17/4, trong khuôn khổ chương trình Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Triển lãm “Họa Màu - Dân gian” với chủ đề “Họa truyền thống, Vẽ tương lai” của Latoa Indochine giới thiệu đến công chúng những sản phẩm nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc gắn với thông điệp bảo vệ môi trường.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã vận động hội viên tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường theo phương châm “Sạch nhà - sạch ngõ”, gắn với Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Dựa trên nền tảng giá trị văn hóa - lịch sử của Cố đô Hoa Lư và các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình định hướng xây dựng "Đô thị cố đô - di sản", tầm nhìn kiến tạo "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Qua đó góp phần định vị bản sắc, xây dựng thương hiệu địa phương.
Quá trình bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị hiệu quả từ Quần thể danh thắng Tràng An có sự kết hợp hài hòa giữa 4 chủ thể: Nhà nước - nhà khoa học - doanh nghiệp - người dân. Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình đã tạo nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút nhà đầu tư; hỗ trợ các cá nhân, tập thể có những đóng góp, sáng kiến phát triển du lịch của tỉnh.
Từng được ví là tỉnh “4B”: Buồn - bực - bụi - bẩn, Ninh Bình ngày nay đã chuyển mình trở thành nơi đáng sống, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực du lịch mà trọng tâm là bảo tồn, phát huy và khai thác hiệu quả các giá trị của Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi danh năm 2014.
Họ làm nên bức tranh khác biệt trong tổng thể du lịch xứ Quảng. Trải nghiệm làng biển từ chính người xứ biển, là nét mới của du lịch Quảng Nam.
Ngày nay, nhiều giá trị của di sản được quan tâm phát huy mạnh mẽ với quan niệm "mang di sản ra khỏi bảo tàng", để phát huy giá trị trong cuộc sống, kiến tạo thêm những giá trị mới phục vụ du lịch.