Trong tháng 4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”, với sự tham gia của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (tỉnh Cao Bằng) cùng các dân tộc đang sinh sống và hoạt động tại Làng.
Nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã ra mắt tour du lịch “Về miền di sản UNESCO ghi danh”.
Trên bản đồ thành phố Đà Nẵng, các điểm đến văn hóa - lịch sử trải dài, phân bố đa dạng từ trung tâm đến ngoại ô, được đánh giá là dư địa giá trị cho phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch về nguồn. Tuy nhiên để khai thác nguồn tài nguyên này hiệu quả cũng cần phải lưu tâm.
Phú Yên được mệnh danh là “xứ hoa vàng cỏ xanh” và cũng là vùng đất giàu trầm tích về di sản, thắng cảnh. Từ lợi thế trên, trong Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch là một trong bốn trụ cột quan trọng để xây dựng, phát triển tỉnh Phú Yên đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 3 di sản là nghề thủ công truyền thống. Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nói riêng hiện đang được các cấp chính quyền thành phố đặc biệt quan tâm. Với việc ban hành các đề án cụ thể, Đà Nẵng kỳ vọng phát huy được các giá trị cốt lõi của di sản, hướng tới xây dựng đô thị giàu bản sắc văn hóa gắn với phát triển kinh tế-xã hội.
Cách Hà Nội hơn 1 giờ chạy xe, làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) hội tụ đủ tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, cùng với nghề gốm đã có tuổi đời gần 800 năm.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương cùng sự vào cuộc quyết liệt của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành quả ấn tượng, với sự tăng trưởng về lượng khách ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, sự phát triển của ngành kinh tế xanh Việt Nam vẫn chưa tương xứng tiềm năng, còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt trong khâu xây dựng sản phẩm.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vừa có văn bản phúc đáp về hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc công nhận và ghi vào danh mục Di sản thế giới.
Nghề truyền thống làm nhà hoàn toàn bằng vật liệu từ tre và cây dừa nước của người dân xã Cẩm Thanh (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, mang lại niềm tự hào cho cộng đồng thực hành di sản; đồng thời tiếp thêm động lực bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương.
Theo các chuyên gia du lịch, việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa vào phát triển du lịch đêm tại Hà Nội mới đang ở giai đoạn ban đầu, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy.