Quảng Bình: Gìn giữ và trao truyền nét văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực của Dự án 06 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” sẽ góp phần gìn giữ và trao truyền nét văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình.

Sơn La: Du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc

Những năm gần đây, một số hộ dân ở xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, đã đầu tư xây dựng mô hình du lịch sinh thái, thu hút hàng ngàn lượt du khách mỗi năm đến tham quan, trải nghiệm, góp phần nâng cao thu nhập và bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái.

Đôi bờ Ví, Giặm

Cùng với Đờn ca tài tử, Không gian Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc Cung đình Huế, hát Xoan, Quan họ Bắc Ninh; “Non nước Lam Hồng” với cái nôi dân ca Ví, Giặm đang là trung tâm kết nối của con đường di sản quốc gia. Đôi bờ Ví, Giặm cũng vì thế mà thêm thủy chung “gừng cay muối mặn” để những lời ca mộc mạc, thân tình, là hồn cốt của người Nghệ Tĩnh “cất cánh bay xa”.

“Làng cổ” Nặm Cằm giữ gìn văn hóa để phát triển du lịch

Nặm Cằm là một trong những ngôi “làng cổ” còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

Giọt nước ở làng

Cũng giống như nhiều đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, giọt nước đối với đồng bào DTTS ở Kon Tum là biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của bà con. Tập quán sử dụng giọt nước được bà con duy trì, gìn giữ đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn.

Bảo tồn, phát huy văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên vừa triển khai đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian (VHDG) của các dân tộc thiểu số (DTTS) đến năm 2030. Đề án này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc gìn giữ, phát huy các tác phẩm VHDG của các DTTS. Báo Phú Yên phỏng vấn đồng chí Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai đề án này.

Để bảo vật quốc gia tỏa sáng Bài 3: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Thâm trầm thành cổ Tà Kơn - Bình Định

Ở vùng đất xa xôi của tỉnh Bình Định, có một nơi sẽ gây tò mò với những người lần đầu đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Đó là thành đá cổ Tà Kơn. Chỉ vỏn vẹn có mấy từ thôi nhưng để khám phá di tích này thật sự cũng không dễ.

Quảng Ninh: Đồng bào Dao ở Kỳ Thượng xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững

Kỳ Thượng là xã vùng cao của Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), chủ yếu là người dân tộc Dao sinh sống. Đây là địa phương có thế mạnh về rừng, đặc biệt khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng và nhiều bản sắc văn hóa đặc sắc dân tộc Dao. Nắm bắt tiềm năng, lợi thế ấy, chính quyền và nhiều hộ dân nơi đây đã hướng tới phát triển kinh tế du lịch cộng đồng để thoát nghèo bền vững.

Gia Lai: Bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh du lịch

Thực tế cho thấy, đối với quá trình phát triển du lịch ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng, dư luận cũng như giới nghiên cứu văn hóa có các ý kiến không đồng nhất. Có ý kiến cho rằng, du lịch là một trong các nguyên nhân làm chệch hướng văn hóa truyền thống và làm sai lệch bản sắc văn hóa tộc người.