Chiều Đông muộn, chúng tôi trở lại làng gốm Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc - làng nghề truyền thống vốn nổi tiếng cả nước, câu ca vẫn vọng trong ký ức của người dân nơi đây nhuốm vào hồn tôi: “Ai về mua vại Hương Canh, Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Sau những ồn ã của phố thị, cánh cổng làng mở ra, nhỏ hẹp nhưng hun hút những khám phá nghệ thuật giữa đời thường…
Với cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng, nhà rông là “trái tim” của làng, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa truyền thống được bà con ra sức gìn giữ, phát huy.
Trong suốt chiều dài lịch sử, sông Kỳ Cùng gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Lạng Sơn. Không chỉ nổi tiếng là dòng sông chảy ngược duy nhất ở miền Bắc, sông Kỳ Cùng còn gắn liền với những huyền tích, di tích, lễ hội độc đáo của Xứ Lạng. Những năm qua, các cấp, ngành liên quan trong tỉnh đã quan tâm phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với sông Kỳ Cùng trong phát triển du lịch.
Thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả góp phần biến văn hóa trở thành nguồn lực phát triển du lịch bền vững, mang lại thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tòa biệt thự ở góc phố Trần Hưng Đạo - Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau một thời gian trùng tu. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước cách làm việc tỉ mỉ, tôn trọng nguyên gốc của các chuyên gia trong công tác trùng tu.
Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, dân số tỉnh Hòa Bình trên 90 vạn người, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, nhất là dân tộc Mường với 4 vùng: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Những năm qua, các cấp, ngành đã có nhiều giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển du lịch.
Sau dịch bệnh Covid-19, xu hướng khách đi du lịch nghỉ dưỡng gắn với trải nghiệm văn hóa tăng lên nhanh chóng. Là tỉnh cửa ngõ khu vực Tây Bắc với trên 30 dân tộc sinh sống, có điểm nhấn đặc biệt với nhiều di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại - Nghệ thuật Xòe Thái và 07 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Yên Bái đang định hình được sản phẩm du lịch chủ đạo của mình đó là du lịch văn hóa - gắn du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Cùng với đẩy mạnh chỉ đạo bảo tồn nhà ở theo kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch, thời gian qua huyện Mèo Vạc chú trọng nhân rộng mô hình xếp tường rào đá của dân tộc Mông.
Với nhiều nỗ lực, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, hiện là “điểm sáng” trong công tác bảo tồn nhà rông truyền thống với 100% nhà rông trên địa bàn được làm hoàn toàn bằng nguyên vật liệu tự nhiên.
Khai thác các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, các huyện vùng miền núi đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định đã và đang nỗ lực phát triển sản phẩm du lịch có thế mạnh đặc trưng của địa phương.