Bình Định: Tôn tạo, tu bổ hệ thống tháp Chăm gắn với phát triển du lịch

Bình Ðịnh hiện còn 8 cụm/14 tháp Chăm được xác định thuộc phong cách Bình Ðịnh. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo, trùng tu hệ thống các tháp Chăm này để bảo vệ di sản và phát huy giá trị gắn với phục vụ du lịch.

Lạng Sơn: Nỗ lực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Lạng Sơn - miền đất địa đầu phía Bắc của Tổ quốc hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, có Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ diễn ra vào tháng Giêng hằng năm. Năm 2015, Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này, từng bước nâng tầm giá trị di sản, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực.

Hà Nội: Huyện Thường Tín phát triển du lịch làng nghề thủ công

Huyện Thường Tín (Hà Nội) đang đẩy mạnh hoạt động để thúc đẩy du lịch làng nghề thủ công Duyên Thái.

Lâm Đồng: Phục hồi, bảo tồn và phát huy nghề làm gốm của người Churu

Nghề làm gốm của dân tộc Churu ở xã Pró, huyện Đơn Dương, được ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.

Gia Lai: Pleiku Roh bảo tồn văn hóa truyền thống

Nằm giữa lòng TP. Pleiku, làng Pleiku Roh phần nào đã bị “cơn lốc” đô thị hóa cuốn đi những nét đặc trưng về mặt kiến trúc của người Jrai. Thế nhưng, bản sắc văn hóa truyền thống của một ngôi làng Jrai xưa vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và tiếp nối qua từng thế hệ.

“Văn hóa khăn rằn” - Mộc mạc nét đẹp phương Nam

Sinh quán ở miền Tây, thời nhỏ, tác giả Nhâm Hùng đã biết sử dụng khăn rằn. Những họa tiết ô màu trắng đen quen thuộc, cùng mồ hôi của ông bà, cha mẹ gắn liền với đời sống, sinh hoạt thường nhật và công việc làm ăn của gia đình như khắc sâu trong lòng ông. Khi lớn lên, ông tìm tòi, nghiên cứu và gửi lòng mình vào cuốn sách “Văn hóa khăn rằn”.

Phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình: Nâng cao vai trò của cộng đồng

Để du lịch Ninh Bình đạt nhiều thành tựu hơn nữa, trong thời gian tới, Sở Du lịch sẽ tăng cường xúc tiến, quảng bá và phát triển thương hiệu du lịch gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, di sản.

Lễ hội Katê của người Chăm - điểm nhấn đặc sắc của du lịch văn hóa

Ngày 1/7 lịch Chăm hằng năm (khoảng tháng 9, tháng 10 Dương lịch) đều diễn ra Lễ hội Katê của đồng bào Chăm Bàlamôn tại các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận với nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ truyền thống Chăm đặc sắc.

Đà Nẵng: Hồi sinh thổ cẩm Cơ Tu ở Hòa Bắc

Sau một thời gian dài tưởng như đã “ngủ quên” trong các bản làng vùng cao, thổ cẩm của người Cơ Tu trên mảnh đất đầu nguồn sông Cu Đê đã được đánh thức bởi những bàn tay tài hoa của chị em phụ nữ ở Tà Lang - Giàn Bí, mang lại thu nhập cho người dân, đồng thời gìn giữ nét đẹp văn hóa cho thế hệ mai sau.

Thanh Hóa: Hang Đụn chứa đựng những giá trị kép về di sản thiên nhiên và văn hóa

Để có cơ sở quan trọng tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hoá triển khai thực hiện công tác quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn địa điểm núi Đụn, từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng cảnh quan thiên nhiên, văn hoá lịch sử của núi Đụn gắn với phát triển du lịch, mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”.