Nghề dệt chiếu là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Dù trải qua nhiều thăng trầm theo cơ chế thị trường, song làng nghề dệt chiếu Cà Hom vẫn phát huy tốt vai trò giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở địa phương.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy vừa ký Quyết định 2787/QÐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số (DTTS) có nguy cơ mai một thuộc Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Di sản văn hóa phi vật thể được xem là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vùng miền, có sức hấp dẫn đặc biệt để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện Đà Nẵng có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được thành phố rất quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
Trên cao nguyên đá Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, hòa cùng âm thanh của núi rừng, của không khí lao động sản xuất, tiếng khèn Mông luôn vang vọng khắp núi rừng. Dù cuộc sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào Mông nơi đây luôn chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có điệu khèn truyền thống.
Những năm qua, Thái Nguyên khẳng định vị thế trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội truyền thống được quan tâm, việc bảo tồn, phát huy không chỉ là gìn giữ cho thế hệ sau, mà còn gắn với phát triển kinh tế và quảng bá du lịch.
Thừa Thiên Huế có nhiều cơ sở tôn giáo và di tích tâm linh đa dạng, bao gồm chùa, nhà thờ, văn miếu, đình, đền, miếu,... và nhiều nơi linh thiêng khác. Sự đa dạng này tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh.
Công tác sưu tầm hiện vật là một hoạt động quan trọng trong phát triển bảo tàng. Đối với các bảo tàng mỹ thuật, hoạt động sưu tầm hiện vật còn góp phần tạo nên bản sắc riêng cho từng đơn vị. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cơ quan chức năng có những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng khi thành phố đang hướng đến việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UNESCO Creative Cities Network - UCCN).
Ở Thủ đô Hà Nội, bên cạnh văn hóa Thăng Long còn có văn hóa xứ Đoài đồ sộ như ngọn Ba Vì sừng sững. Văn hóa xứ Đoài hợp lưu cùng văn hóa Thăng Long, làm cho văn hóa Thủ đô càng thêm giàu có. Trong cái chung của văn hóa Hà Nội, văn hóa xứ Đoài vẫn giữ nét riêng như ngàn năm nay vẫn thế, nhưng có thêm điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị, và được khai thác, trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng công nghiệp văn hóa.
Dân tộc Raglai có bề dày lịch sử, văn hóa với các tác phẩm sử thi, truyện cổ, các làn điệu dân ca, luật tục... đã được các nhà nghiên cứu văn hóa sưu tầm, biên soạn với độ dài lên tới hàng ngàn trang. Không những vậy, đồng bào còn có kho tàng lễ hội dân gian phong phú và độc đáo như: Lễ ăn mừng đầu lúa mới, các nghi lễ vòng đời, lễ cầu mưa, lễ xuống giống... Trong đó, một số lễ hội tiêu biểu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như lễ ăn mừng đầu lúa mới...