Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy tiềm năng di sản văn hóa

Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị hệ thống di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng khi thành phố đang hướng đến việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UNESCO Creative Cities Network - UCCN).

Đánh thức di sản “miền mây trắng”

Ở Thủ đô Hà Nội, bên cạnh văn hóa Thăng Long còn có văn hóa xứ Đoài đồ sộ như ngọn Ba Vì sừng sững. Văn hóa xứ Đoài hợp lưu cùng văn hóa Thăng Long, làm cho văn hóa Thủ đô càng thêm giàu có. Trong cái chung của văn hóa Hà Nội, văn hóa xứ Đoài vẫn giữ nét riêng như ngàn năm nay vẫn thế, nhưng có thêm điều kiện để bảo tồn và phát huy giá trị, và được khai thác, trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng công nghiệp văn hóa.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Raglai

Dân tộc Raglai có bề dày lịch sử, văn hóa với các tác phẩm sử thi, truyện cổ, các làn điệu dân ca, luật tục... đã được các nhà nghiên cứu văn hóa sưu tầm, biên soạn với độ dài lên tới hàng ngàn trang. Không những vậy, đồng bào còn có kho tàng lễ hội dân gian phong phú và độc đáo như: Lễ ăn mừng đầu lúa mới, các nghi lễ vòng đời, lễ cầu mưa, lễ xuống giống... Trong đó, một số lễ hội tiêu biểu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như lễ ăn mừng đầu lúa mới...

Hợp tác trong bảo tồn, tôn tạo di tích Yên Tử - Quảng Ninh

Trong những năm qua, nhận diện được những giá trị, tiềm năng to lớn của Yên Tử, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp hợp tác hiệu quả nhằm tôn tạo di tích gắn với phát huy, nhất là khai thác cho phát triển du lịch bền vững của địa phương.

Thừa Thiên Huế: Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.

Văn hóa truyền thống trong bức tranh du lịch ở Đắk Lắk

Đắk Lắk có nền văn hóa truyền thống đặc sắc của 49 dân tộc cùng chung sống. Đây là “vốn quý” nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, vừa mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương.

Giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống gắn liền với phát triển du lịch ở Hưng Yên

Là một trong những chiếc nôi của người Việt cổ, cùng với bề dày lịch sử hàng nghìn năm của văn minh Việt Nam, Hưng Yên vừa mang dấu ấn sâu sắc của văn hóa Việt truyền thống, vừa có những đặc trưng văn hóa riêng đã từng tạo nên Phố Hiến một thời, là thương cảng nức tiếng không chỉ ở “Đàng Ngoài” mà còn cả khu vực Châu Á.

Di sản văn hóa giàu bản sắc vùng miền núi Nam Trung Bộ

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số vùng miền núi Nam Trung Bộ luôn được các địa phương xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài, không những góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn thổi bùng lên ngọn lửa đam mê bảo vệ, gìn giữ văn hóa dân gian.

Hà Tĩnh: Phát huy, bảo tồn di sản văn hóa trong trường học

Xác định việc tích hợp di sản văn hóa vào quá trình dạy học đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm giúp các em học sinh bồi đắp thêm kiến thức và lòng tự hào về văn hóa dân tộc, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của học sinh, nhiều năm qua, Trường Trung học cơ sở và trung học phổ thông (THCS, THPT) Dân tộc nội trú Hà Tĩnh đã triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động giáo dục, sưu tầm di sản văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) trong nhà trường.