Đặc sắc lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng - Bình Phước

Mừng lúa mới là lễ hội lớn của người S’tiêng, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 12 dương lịch năm trước đến tháng 1 năm sau. Lễ hội Mừng lúa mới với ý nghĩa tạ ơn thần lúa đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu mong sự sinh sôi nảy nở cho muôn vật, bình an cho gia đình và cả cộng đồng trong năm mới. Lễ hội này cũng là tết của đồng bào S’tiêng.

Người còn lại ở bên đồi Thi Nhân (Bình Định)

Ghềnh Ráng, Quy Hòa giờ đã là một quần thể kiến trúc tuyệt mỹ, bởi một phần là sự tạo tác của tạo hóa, một phần nữa bởi bàn tay của những con người yêu vùng đất này. Núi ôm vây lấy thung lũng xanh, hình nửa vầng trăng như tình yêu của một người thiếu nữ. Chẳng trách gì khi thi sĩ Hàn Mặc Tử có một quãng đời đau thương ở trại phong Quy Hòa, hồn thi sĩ đã được khuây khỏa với núi rừng, với biển xanh mênh mông, với cát vàng, bên cạnh con dốc mang tên “Mộng Cầm”.

Phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa quận Tây Hồ, Hà Nội

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, quận Tây Hồ luôn quan tâm đến công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Qua đó, góp phần xây dựng quận trở thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của Thủ đô.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 23 năm phố cổ Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới

Nhân kỷ niệm 23 năm ngày Khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2022), TP. Hội An sẽ miễn phí vé tham quan khu phố cổ và làng nghề truyền thống trong ngày 4/12.

Lào Cai: Khi nghệ nhân trao truyền văn hóa

Nghệ nhân và những người cao tuổi trong các bản làng trực tiếp giảng bài, dạy cho dân làng và con trẻ những bài học về di sản, văn hóa truyền thống của dân tộc mình để tạo nên một sự kết nối, trao truyền những giá trị văn hóa cho mạch nguồn được chảy mãi. Đó là việc làm ý nghĩa ở huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Hà Nội: Độc đáo lăng Hoàng Cao Khải

Nằm trong ngõ 252 phố Tây Sơn (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội), quần thể lăng Hoàng Cao Khải gồm nhiều hạng mục có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc nhưng không được nhiều người biết đến.

Khu Di tích chiến khu Vĩnh Lợi (Bình Dương): Điểm đến mang nhiều ý nghĩa

Trong thời gian qua, Khu Di tích chiến khu Vĩnh Lợi đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) cấp tỉnh; được TX.Tân Uyên quan tâm đầu tư xây dựng nhiều hạng mục ý nghĩa, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ. Đây còn là điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận và thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan hàng năm.

Lai Châu mang sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc đến quảng bá tại TP Hồ Chí Minh

Biểu diễn Khèn dân tộc Mông, múa Xòe dân tộc Thái, giới thiệu nghề thủ công,... là những hoạt động đặc sắc Lai Châu sẽ giới thiệu với du khách tại TP Hồ Chí Minh.

Bảo tồn điệu múa cổ làng Giắng, tỉnh Thái Bình

Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.

Thái Nguyên: Những người giữ hồn cốt di sản

Tỉnh Thái Nguyên vừa có thêm 6 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Đây là những nghệ nhân có nhiều cống hiến, tiêu biểu trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.