Đã sống và trải nghiệm qua rất nhiều đất nước khác nhau, từng sống ở các thành phố của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nên lý do khiến bà Usuda Reiko (nguyên Tổng thư ký Hội hữu nghị Nhật-Việt của TP Kawasaki-Nhật Bản) quyết định chọn sống ở Hội An là vì theo bà, chỉ có ở Hội An, bà mới cảm thấy như ở chính quê hương mình.
Mới đây, sinh viên Đặng Thị Ngọc Ánh (Đại học Huế) đã nhận giải Nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka lần thứ XVIII năm 2016 với phát minh “giấy xanh” thân thiện với môi trường.
Năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) Phú Thọ đã chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, gắn với bảo tồn các di sản văn hóa. Ðến nay, mô hình này thật sự phát huy hiệu quả, góp phần giúp học sinh nâng cao kiến thức, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc.
Mô hình “Sáng, xanh, sạch, đẹp bảo vệ môi trường gắn với biến đổi khí hậu ở họ đạo Vịnh Chèo”, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang tuy mới thành lập được hơn 3 tháng nay, nhưng đã tạo một điểm nhấn trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của giáo dân.
Mỗi VĐV nhận huy chương tại SEA Games 29 sẽ nhận được một chiếc giỏ chứa linh vật và một cây xanh. Vậy ý nghĩa của hành động này là gì?
Nhà nghiên cứu, dịch giả Bửu Ý khẳng định, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế không ai khác hơn là thế hệ trẻ. Bởi họ đích thị là chủ nhân tương lai.
VH- UBND TP Huế vừa có kế hoạch lắp đặt hệ thống camera nhằm quản lý tình hình xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn. Theo lãnh đạo địa phương, Huế luôn mong muốn quản lý tình hình xã hội hiệu quả hơn, trong khi đó lực lượng nhân sự thực thi công tác này còn gặp không ít khó khăn.
Biến rác thành sản phẩm phục vụ sản xuất sạch, bền vững là điều mà Phó Giáo sư, Tiến sỹ (PGS.TS) Tăng Thị Chính (Trưởng phòng Vi sinh vật môi trường, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam) theo đuổi trong hơn 20 năm nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường. Với chế phẩm vi sinh vật do bà nghiên cứu, rác hiện được xử lý trở thành mùn hữu cơ dùng để sản xuất phân bón hữu cơ, gạch không nung.
Sở hữu cánh rừng tiền tỷ hơn 20 năm tuổi với nhiều loại cây, nhưng lão nông Võ Văn Ten, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) vẫn quyết dành lại cho mai sau chứ chưa từng nghĩ đến việc chặt rừng bán gỗ.
Ngay khi vừa nghỉ công tác tại xã năm 2015, chị Hoàng Thị Loan ở bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ không chịu cho cái đầu, cái tay nghỉ ngơi mà "nhập cuộc" ngay với mô hình du lịch cộng đồng.