Để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn, bảo vệ môi trường, sinh thái, xã hội, trong thời gian qua, mô hình du lịch xanh được Hà Nội xây dựng bằng các sản phẩm tour tuyến đặc sắc như đưa du khách khám phá phố cổ, Hồ Tây bằng xe điện, bố trí cho du khách đi tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa, ẩm thực của làng cổ Đường Lâm bằng xe đạp, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái Sóc Sơn, du lịch tâm linh, ăn nghỉ tại nhà dân Ba Vì (homestay), chương trình du lịch sông Hồng khám phá vẻ đẹp thiên nhiên sông nước cùng các di tích lịch sử, làng cổ ven sông.
Ngày 17/9, tại Đồng Nai, các chuyên gia của Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng nhằm thẩm định hồ sơ, trên cơ sở đó để trình UNESCO công nhận Vườn quốc gia Cát Tiên là di sản thiên nhiên thế giới.
Từ trung tâm thành phố Hà Giang đi dọc theo Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177 chừng hơn 100km là tới huyện Hoàng Su Phì - một huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang.
Theo tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin và Thể thao Lào Cai, dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay tỉnh dự kiến đón trên 1 vạn du khách, trong đó khách đăng ký tour du lịch các bản làng chiếm 40%, tăng hơn 2010 là 20%.
Làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm) và lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là hai làng nghề tiêu biểu đang được Hà Nội chú trọng đầu tư, xây dựng thành điểm đến đặc sắc.
Thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ) nằm cách trung tâm huyện lỵ Quản Bạ 8 km. Toàn thôn có 48 hộ bằng 233 nhân khẩu, 100% đồng bào là dân tộc Dao sinh sống.
Những năm qua, quá trình mở rộng đô thị tại TP. Hạ Long, Cẩm Phả và các địa phương ven bờ vịnh Hạ Long, rồi hoạt động khai thác và kinh doanh than, các hoạt động kinh tế trên và ven bờ vịnh, nhà bè cư trú, nuôi trồng thủy sản trên vịnh, hoạt động kinh doanh du lịch… đã gây những sức ép không nhỏ đối với việc quản lý, bảo tồn di sản - kỳ quan vịnh Hạ Long, đặc biệt là vấn đề môi trường.
Khách du lịch đến Việt Nam đều chung nhận xét: Phong cảnh thiên nhiên thật đẹp, có bề dầy lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, dịch vụ nghèo nàn, rất ít đồ để mua sắm, cơ sở hạ tầng yếu kém. Đó cũng là lý do tại sao du khách đến Việt Nam rất ít quay trở lại bởi cảnh quan thì vẫn vậy, trong khi sản phẩm du lịch không có gì mới.
Huế là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phát triển du lịch xanh nhưng mô hình du lịch này hiện đang đối mặt với nhiều thách thức.
Mục tiêu đến năm 2020, Du lịch Lào Cai cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao…