Với ý tưởng sáng tạo và bàn tay khéo léo, một lão nông ở Kiên Giang đã tái chế những sợi dây nhựa buộc gạch thành vật dụng hữu ích, hạn chế chất thải nhựa và góp phần bảo vệ môi trường.
Thời gian qua, chính quyền và nhân dân huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp làm sạch các bãi biển và môi trường sinh thái. Trong đó, đề án “Huyện Cô Tô nói không với rác thải nhựa” đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực, tạo sức lan tỏa góp phần bảo vệ môi trường vùng biển đảo.
Hàng chục tấm pano tư liệu song ngữ Pháp-Việt, đã thực hiện hành trình từ Hà Nội đến Huế và dừng chân tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để kể cho công chúng về đời sống của nhựa, từ nơi sản xuất đến tiêu thụ và đến khi được phát tán trong môi trường.
Với những hành động như phân loại rác tại nguồn, thu gom, tái chế rác, giảm thiểu rác thải nhựa, vệ sinh đường phố và các điểm công cộng sạch, đẹp để chào đón du khách, góp phần thực hiện hiệu quả đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”.
Chúng ta đang lạm dụng những vật phẩm làm từ nhựa, để lại hậu quả, mối nguy hại cho môi trường và thế hệ mai sau.
Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa, thời gian qua, không chỉ đoàn viên, thanh niên, người cao tuổi, phụ nữ mà các em học sinh tiểu học, mầm non cũng chung tay bằng những hoạt động cụ thể, như tham gia vào các hoạt động tái chế, giúp nâng cao nhận thức của các em và mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống.
Ngày 18/6, hưởng ứng lời kêu gọi của Phòng Văn hoá, Thông tin và Du lịch huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn đã đồng loạt tổ chức dọn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải đại dương.
Tận dụng khu vườn cây ăn trái phủ kín xanh mát của mình, một cựu chiến binh ở xã Song Thuận (Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kết hợp với những mô hình độc lạ bằng các vỏ chai, bao ni lông, thùng nhựa bỏ… hình thành nên điểm du lịch thú vị thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, đồng thời chữa bệnh miễn phí cho người dân bằng những phương thuốc cổ truyền.
TP. Huế phấn đấu đến hết năm 2024 sẽ giảm 30% lượng rác thải nhựa ra môi trường. Để làm được điều này cần có sự chung tay của người dân, đặc biệt là sự tham gia của ngành du lịch, doanh nghiệp và chính mỗi du khách.
Cần Thơ đã phối hợp cùng nhiều tổ chức nhằm giải quyết vấn đề xử lý rác thải, trong đó có Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub, thuộc Liên Hiệp các Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với dự án “Vì sông Mekong không rác”. Với nhiều mô hình hiệu quả, sau một năm triển khai dự án, dòng sông Mekong đã bớt rác thải, nhiều khu du lịch nhận được phản hồi tích cực từ du khách.