Thanh Hóa: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái, tăng cường tuyên truyền phổ biến về luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Thế giới mất đi gần 70% quần thể các loài hoang dã kể từ năm 1970

(TITC) - Theo Báo cáo Sức sống Hành tinh 2022 của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), quần thể các loài hoang dã - thuộc các lớp thú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá - đã giảm trung bình 69% kể từ năm 1970. Báo cáo đã cho thấy hiện trạng rõ nét của thiên nhiên và cảnh báo các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng thực hiện các hành động khẩn cấp, mang tính chuyển đổi để đảo ngược tình trạng suy thoái đa dạng sinh học đang diễn ra.

Đồng Tháp: Ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim

Tác động của biến đổi khí hậu cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Hướng tới mục tiêu bảo tồn, khai thác bền vững giá trị tài nguyên, tỉnh Đồng Tháp đã quyết liệt triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp để ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học tại khu vực này.

Quảng Trị: Nâng cao hiệu quả của bẫy ảnh trong giám sát, bảo vệ động vật hoang dã

Thực hiện điều tra đánh giá hiện trạng một số loài thú, chim nguy cấp, quý hiếm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã triển khai ứng dụng máy bẫy ảnh kỹ thuật số để ghi nhận và khẳng định sự hiện diện các loài động vật hoang dã tại khu vực này.

Thừa Thiên Huế: Tiếp nhận một cá thể tê tê

Thông tin trên được Hạt Kiểm lâm (HKL) TP. Huế xác nhận vào ngày 17/10.

Tham vấn dự thảo Thông tư hướng dẫn kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học; Đánh giá nhanh dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước

Triển khai thực hiện kế hoạch năm 2022 Dự án "Chương trình tài trợ nhỏ về bảo tồn và quản lý bền vững các Vườn di sản ASEAN - Hợp phần quốc gia Việt Nam (Dự án SGP)", ngày 29/9/2022, Ban Quản lý Dự án SGP (Tổng cục Môi trường) tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư hướng dẫn kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học; Đánh giá nhanh dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được ghi nhận là nơi có môi trường sinh sống và đang thực hiện tốt công tác bảo vệ rùa biển. Số rùa biển về đẻ trứng tại Côn Đảo chiếm 90% số lượng rùa biển của Việt Nam.

Tăng cường hỗ trợ tài chính trong bảo tồn đa dạng sinh học

Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài chính và bảo tồn để chống lại cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu đang đe dọa hơn một triệu loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.

Vườn quốc gia Cúc Phương: Tập huấn công tác Quản lý bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái bền vững

Thực hiện kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ viên chức năm 2022,trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững (VFBC)” do Tổ chức quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tổ chức lớp tập huấn quản lý bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái bền vững.

Cứu hộ khẩn cấp 2 cá thể cầy vằn bắc quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) vừa phối hợp Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW), đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế-ma túy, Công an huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa), cứu hộ thành công 2 cá thể cầy vằn bắc quý hiếm tịch thu từ các đối tượng vận chuyển, buôn bán trái phép ở huyện Ngọc Lặc.