Cấp bách bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại rừng phòng hộ Ba Tơ - Quảng Ngãi

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với các tổ chức bảo vệ động vật hoang dã khảo sát hiện trạng quần thể của voọc chà vá chân xám trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy các giải pháp khẩn cấp bảo tồn loài động vật đặc hữu, quý hiếm này.

Lễ hội bảo tồn Voọc mũi hếch tại Bắc Mê - Hà Giang

Với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ loài Voọc mũi hếch, một trong 25 loài linh trưởng cực kỳ nguy cấp của thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sáng 12.11, tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Quỹ động vật Denver Hoa Kỳ tổ chức Lễ hội bảo tồn Voọc mũi hếch năm 2022.

Đắk Lắk chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi

Chiều 10/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ký Quyết định số 2486/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

Cùng chung tay bảo vệ rùa tại Việt Nam

Việt Nam hiện là nơi cư trú của 31 loài rùa (8,68%) trong tổng số 357 loài rùa hiện còn được ghi nhận trên thế giới, 34,83% trong tổng số 89 loài rùa bản địa châu Á, trong đó có 26 loài rùa cạn, rùa nước ngọt và 5 loài rùa biển. Trong khi đó, Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê 24 loài rùa cạn và rùa nước ngọt cùng 5 loài rùa biển của Việt Nam vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, 1 loài sắp bị đe dọa và 1 loài chưa được đánh giá (IUCN, 2021).

Chạy để lan tỏa thông điệp bảo vệ động vật hoang dã

Từng bước chạy của các vận động viên tham dự giải “Chạy vì động vật hoang dã - Động vật hoang dã không phải là thuốc” 2022 đã tạo nên 3.696km chạy, góp phần giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tình trạng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm bị khai thác, buôn bán để làm thuốc.

San hô nhân tạo Innovareef giúp khôi phục hệ sinh thái biển Thái Lan

“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra các rạn san hô nhân tạo giống như thật để thúc đẩy sự định cư của các lớp vảy và lỗ rỗng để chống lại lực thủy triều và môi trường sống cho các loài sinh vật biển. Innovareef của chúng tôi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các rạn san hô”, PSG.TS Nantarika Chansue cho biết.

Biến đổi khí hậu là mối nguy hại cho các quần thể chim hoang dã

Nếu không được kiểm soát, nhiệt độ nóng lên và các mối đe dọa về khí hậu gia tăng có thể ảnh hưởng đến điều kiện môi trường đối với một nửa số loài chim hoang dã trong tự nhiên.

Hà Nội: Tăng cường tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (Sở NN&PTNT Hà Nội) có chức năng cứu hộ, bảo tồn, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập... Trong những năm qua, trung tâm còn triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Bảo vệ và khai thác bền vững cua dẹp tại Lý Sơn

Cua dẹp (còn gọi là cua đá), chủ yếu sinh sống tại vùng biển ở Lý Sơn. Thời gian gần đây, do nhu cầu tiêu thụ cua dẹp ngày càng tăng, người dân địa phương đã khai thác theo cách tận diệt, nên lượng cua ngoài tự nhiên trên đảo hiện nay còn rất ít và có nguy cơ tuyệt chủng.

Động vật cũng xung đột vì khủng hoảng khí hậu

Theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu đang làm tăng nguy cơ xung đột ở các khu vực khác nhau trên thế giới, giữa các sinh vật như tê giác và voi, khi chúng cố gắng tiếp cận nguồn cung cấp nước đang ngày càng giảm.