Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam và Google, ngày 6/10, đã khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân sao la, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong việc cứu lấy loài động vật quý hiếm này bằng cách chặn đứng sự mất mát đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chưa từng có trên hành tinh.
Ngày 30/9/2021, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình Tọa đàm và Triển lãm ảnh trực tuyến kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã kéo dài từ 30/9 - 8/10/2021 nằm trong chuỗi hoạt động do Sở TNMT Đà Nẵng, Nhóm nghiên cứu giảng dạy Tài nguyên sinh vật & Môi trường - Đại học Đà Nẵng (DN-EBR), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) phối hợp tổ chức thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam).
Ngày 22/9/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021.
Vào lúc 19h ngày 21/9/2021, tại Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt Vườn quốc gia Cúc Phương đã diễn ra sự kiện tái thả động vật hoang dã về tự nhiên sau hiệu ứng lan tỏa từ Tour ‘Về Nhà’ khởi xướng đầu năm nay.
Bạn đã bao giờ nghe nói về “các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác (OECM)”?
“Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) ” là chủ đề Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, lần thứ nhất do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (LHH KHKT) phối hơp với Trung tâm Bảo tồn Đa dang Sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật, Đai ḥoc Đ̣à Nẵng (DN-EBR) phối hơp tổ chức.
Trong những năm gần đây, nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn bắn và buôn bán trái phép sừng tê giác trên thế giới đã đạt được một số kết quả tích cực. Đáng chú ý, số lượng cá thể tê giác bị xâm hại hàng năm ở Nam Phi đã giảm từ hơn 1.000 cá thể vào năm 2017 còn khoảng gần 400 cá thể vào năm 2020.
Hàng trăm cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) được giải cứu, nhiều cá thể bị giết hại trong thời gian gần đây, cho thấy nạn săn bắt ĐVHD đang diễn biến phức tạp.
Con tê tê quý hiếm nặng gần 5kg vừa được người dân TP Huế phát hiện, bàn giao cho cơ quan chức năng sau khi đi lạc vào cổng một ngôi nhà tại khu đô thị Phú Mỹ Thượng (TP Huế).
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn.