Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch

Ngày 19.10, tại nhà khách Hà An, Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh tổ chức hội thảo xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn voọc mũi hếch, giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự có: Ông Hoàng Văn Lâm, Giám đốc FFI tại Việt Nam; ông Bùi Văn Đông, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; đại diện một số huyện và người dân sinh sống gần khu bảo tồn vọc mũi hếch.

Tầm quan trọng của các bãi triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long đối với các loài chim di cư

Nhân sự kiện Ngày Quốc tế chim di cư, ngày 9/10/2021, Hội thảo trực tuyến "Tầm quan trọng của các bãi triều ven biển đồng bằng sông Cửu Long đối với các loài chim di cư" đã được diễn ra nhằm thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức về các loài chim di cư và các vùng đất ngập nước của Việt Nam.

Đà Nẵng: Tái thả trăn gấm, trăn đất trở về môi trường tự nhiên

Ngày 11/10/2021, nhận được tin báo của người dân về việc phát hiện có động vật hoang dã xuất hiện trong khu dân cư thôn An Sơn; Hạt Kiểm lâm Hòa Vang phối hợp với Trạm Quản Lý Bảo Vệ Rừng An Lợi thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa và người dân thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang đã bắt giữ được một cá thể Trăn gấm (Python reticulatus), giới tính: đực, nặng 6,5 kg.

Cơ hội lịch sử để phục hồi đa dạng sinh học, bảo vệ sao la

Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam và Google, ngày 6/10, đã khởi động giai đoạn hai của chiến dịch Giữ lại dấu chân sao la, trong đó nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong việc cứu lấy loài động vật quý hiếm này bằng cách chặn đứng sự mất mát đa dạng sinh học diễn ra với tốc độ chưa từng có trên hành tinh.

Đà Nẵng: Phát động và lan tỏa Phong trào “Cùng nhau ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã”

Ngày 30/9/2021, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Chương trình Tọa đàm và Triển lãm ảnh trực tuyến kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã kéo dài từ 30/9 - 8/10/2021 nằm trong chuỗi hoạt động do Sở TNMT Đà Nẵng, Nhóm nghiên cứu giảng dạy Tài nguyên sinh vật & Môi trường - Đại học Đà Nẵng (DN-EBR), Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) phối hợp tổ chức thông qua sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam).

Đẩy mạnh quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Ngày 22/9/2021, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021.

Tái thả động vật hoang dã về tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Vào lúc 19h ngày 21/9/2021, tại Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt Vườn quốc gia Cúc Phương đã diễn ra sự kiện tái thả động vật hoang dã về tự nhiên sau hiệu ứng lan tỏa từ Tour ‘Về Nhà’ khởi xướng đầu năm nay.

OECM mang lại cách tiếp cận toàn diện hơn để bảo tồn đa dạng sinh học

Bạn đã bao giờ nghe nói về “các biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác (OECM)”?

Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên

“Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch tại các Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) ” là chủ đề Hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, lần thứ nhất do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (LHH KHKT) phối hơp với Trung tâm Bảo tồn Đa dang Sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), nhóm Nghiên cứu – Giảng dạy Môi trường và Tài nguyên sinh vật, Đai ḥoc Đ̣à Nẵng (DN-EBR) phối hơp tổ chức.

Chung tay bảo vệ loài tê giác

Trong những năm gần đây, nỗ lực ngăn chặn tình trạng săn bắn và buôn bán trái phép sừng tê giác trên thế giới đã đạt được một số kết quả tích cực. Đáng chú ý, số lượng cá thể tê giác bị xâm hại hàng năm ở Nam Phi đã giảm từ hơn 1.000 cá thể vào năm 2017 còn khoảng gần 400 cá thể vào năm 2020.