Các hệ thống tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ, nhiều ngành và nhiều cộng đồng có quyền tham gia khai thác, có thể ví như "nồi cơm Thạch Sanh" cho nhiều người ăn, những biết cùng nhau giữ gìn thì ăn mãi không hết.
Bản Khả thuộc xã Quý Hoà, huyện Lạc Sơn, Hoà Bình là bản có số người dân tộc mường khá đông.Thực tế, đời sống kinh tế cũng như nhận thức về bảo vệ môi trường xung quanh cũng thấp. Cả bản chưa có hộ dân nào có nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn, vẫn duy trì thói quen chăn nuôi gia súc dưới sàn nhà.
Các hệ sinh thái biển và ven biển có giá trị dịch vụ cực kỳ quan trọng như điều hòa khí hậu, dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; đồng thời còn là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ vùng bờ, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa trong đó có nhiều loài đặc hải sản.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và nhiều tổ chức quốc tế về biển đã kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh cuộc chiến chống tình trạng khai thác bừa bãi các nguồn lợi từ biển, vốn đang hủy hoại nghiêm trọng hệ sinh thái biển.
Bình Thuận vừa khánh thành khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi do Công ty cổ phần Du lịch Hải Lâm Viên đầu tư, đưa vào hoạt động đón khách du lịch.
Tiềm năng du lịch rừng tràm Trà Sư ở An Giang cũng được đánh thức.
Vùng đệm của rừng đặc dụng giống như da con người, bao bọc bảo vệ phần "thịt" bên trong. Nhưng nhiều tỉnh, thành phía nam đã xóa luôn cả rừng vùng đệm VQG Cát Tiên - để thay bằng cây cao su.
Ngày 13/11, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc đầu tư vào thiên nhiên và hệ sinh thái có thể mang lại lợi nhuận cao hơn và giúp kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.
Nghệ nhân đánh chiêng Ma Té (ông Y Tiuch Niê Kdăm) - 69 tuổi - ở Buôn Kô Sia, TP.Buôn Ma cho biết, giữa TP.Buôn Ma Thuột có một thác nước tự nhiên đẹp đến mê hồn mà chưa ai quan tâm, lãng phí quá đi thôi.
Dài 82km, dải ven biển Nghệ An đang chịu nhiều thiệt hại do xói mòn. Đề tài “Điều tra, đánh giá sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ và rừng ngập mặn ảnh hưởng đến xói lở và biến đổi khí hậu các huyện ven biển tỉnh Nghệ An” do ông Nguyễn Văn Hồng, trưởng phòng Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An làm chủ nhiệm, vừa hoàn tất; là nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa cây rừng và xói lở bờ tại địa phương.
Một tháng, sau cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hội An nhằm nhìn nhận lại hành trình “Hội An - 10 năm di sản thế giới” thì cơn bão số 9 đổ bộ vào, cho thấy di sản văn hóa thế giới này đang đứng trước nhiều thách thức phát triển bền vững. Ngoài công cuộc đại trùng tu gần 1.400 di tích danh thắng trên toàn thành phố, cần có những giải pháp cấp bách mang tính lâu dài trong đó chống xói lở, bão lụt, v.v…, phải được quan tâm ngay từ bây giờ.