Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế

Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản Địa chất quốc tế.

Đắk Lắk: Gắn kết hoạt động bảo tàng với phát triển du lịch

Gắn kết hoạt động bảo tàng với phát triển du lịch vừa mang đến cho du khách những trải nghiệm, khám phá văn hóa thú vị, vừa mở ra nhiều cơ hội để gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa.

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Bài 1: Di sản văn hóa - điểm nhấn trong du lịch Tây Ninh

Ngoài hệ thống di tích dày đặc, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 9 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...

Quảng Ninh: Tiên Yên bảo tồn văn hóa truyền thống

Với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, huyện miền núi Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chứa đựng một nét riêng, độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy mạnh mẽ giá trị các di sản văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Tiên Yên đã có nhiều giải pháp, quan tâm đầu tư thỏa đáng, từng bước nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa trong đời sống xã hội.

Gia Lai thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng

Với tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, cộng đồng tỉnh Gia Lai đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quảng bá và đưa các sản phẩm du lịch của địa phương đến với du khách để tăng nguồn thu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.

Thái Nguyên: Tiềm năng du lịch, trải nghiệm di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm

Nằm ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), Mái Đá Ngườm từ lâu được biết đến là di chỉ khảo cổ nổi tiếng bậc nhất không chỉ ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm sâu rộng của giới khoa học khảo cổ mà còn có tiềm năng lớn về du lịch, trải nghiệm.

Khánh Hòa: Bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc để phát triển du lịch

Thực hiện dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với Sở Du lịch, các địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều chương trình phục dựng các nghi lễ của đồng bào các dân tộc Raglai, Ê Đê, trong đó đáng chú ý là phục dựng Lễ cúng bến nước, Lễ cúng ăn mừng đầu lúa mới.

Mở xưởng gốm Mường... và những sinh lực mới

Ngày 17 và 18/8, tại địa chỉ 85 Nhật Chiêu (quận Tây Hồ, Hà Nội) diễn ra sự kiện “Mở xưởng Gốm Mường”, cũng là dịp kỷ niệm 10 năm ra đời xưởng gốm với các món đồ gốm được sinh ra hoàn toàn từ những chất liệu tự tại - tự chế chung quanh khu vực Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (202 đường Tây Tiến, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình).

Khi nét đẹp văn hóa trở thành sản phẩm du lịch ở Quảng Ninh

Nếp nhà trình tường, hay nghệ thuật thêu thổ cẩm, kinh nghiệm đi rừng cùng nhiều nét đẹp sinh hoạt trên bản vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) là những nét văn hóa đặc trưng đang được quan tâm phát huy, hiện thực hóa thành các sản phẩm du lịch đặc sắc.

Giữ “lửa” điệu then xứ Lạng

Cộng đồng các dân tộc trên vùng đất biên cương Lạng Sơn đã sáng tạo, lưu giữ được nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian phong phú. Trong đó hát then của đồng bào Tày, Nùng là loại hình mang đậm bản sắc văn hóa xứ Lạng, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Loại hình diễn xướng này đang tiếp tục được bảo tồn, phát huy giá trị và ngày càng lan tỏa với sự đóng góp công sức của các nghệ nhân ở cộng đồng thôn, bản.