Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Bài cuối: Xây dựng hình ảnh và thương hiệu đặc trưng của du lịch Tây Ninh

Phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị di tích văn hóa, lịch sử; xây dựng hình ảnh và thương hiệu đặc trưng của du lịch Tây Ninh trên bản đồ du lịch Việt Nam, khu vực và quốc tế.

Kiến trúc xanh - một xu hướng thiết kế tất yếu

Kiến trúc xanh là nghệ thuật kiến trúc đề cao sự thân thiện với môi trường, từ đó tạo nên một không gian sống bền vững. Đây cũng đang trở thành một xu hướng thiết kế mới, đáp ứng các yêu cầu về một cuộc sống chất lượng. Cũng nhờ hướng đi này mà không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận được 2 giải thưởng quốc tế cho phong cách này.

Khánh Hòa: Phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch

Những năm qua, việc phát huy giá trị của di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu sự đồng bộ giữa các vùng, miền. Vì thế, ngày 22/12/2023, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 34 về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Sau gần 1 năm thực hiện nghị quyết, bước đầu đã có kết quả tích cực.

Khám phá nghề làm nhà bằng tre, dừa tại Cẩm Thanh (Quảng Nam)

Những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh, lượng khách tham quan đến Hội An (Quảng Nam) ngày càng đông nên nhu cầu khôi phục, xây dựng mới các ngôi nhà truyền thống, hàng quán, hàng thủ công mỹ nghệ bằng chất liệu tre dừa ngày càng nhiều, nhờ đó nghề làm nhà bằng tre, dừa nước ở Cẩm Thanh có cơ hội phục hồi và phát triển.

Sơn La: Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát triển du lịch

Sơn La là nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, góp phần bảo tồn, phát huy, nhân lên giá trị của văn hóa truyền thống các dân tộc.

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Bài 2: Tây Ninh chú trọng công tác trùng tu, bảo tồn các di tích

Tại Tây Ninh, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp quan tâm thực hiện. Các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng không những góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn trở thành những “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ sau.

Để các đêm nhạc thành sản phẩm du lịch

Nhằm thu hút du khách, việc tổ chức các đêm nhạc mang đặc trưng vùng miền là cách làm hay. Tuy nhiên, còn khá nhiều khó khăn để các đêm nhạc thực sự trở thành sản phẩm du lịch.

Đắk Lắk: Gìn giữ giá trị di sản

Sau khi Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là Kiệt tác truyền khẩu - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 11/2005, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng và triển khai đề án bảo tồn, phát huy di sản này trong cộng đồng các tộc người tại chỗ, thu hút sự quan tâm, đồng thuận của toàn xã hội.

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tìm giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản

Ngày 27/8, UBND quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và Ban sưu tầm biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, Làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”.

Làng Hoài Khao, tỉnh Cao Bằng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc

Làng du lịch cộng đồng Hoài Khao đẹp như một bức tranh, mang đến những trải nghiệm khó quên trong lòng du khách.