Ba cây cổ thụ tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Với gần 500 năm, 3 cây cổ thụ tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Thúc đẩy bảo tồn, phát huy các giá trị di sản

Ngày 8/5, Trường Đại học Hòa Bình tổ chức lễ vinh danh khen thưởng cán bộ, sinh viên đội tuyển đoạt giải Cuộc thi “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” lần thứ nhất do UNESCO tổ chức và thành lập Câu lạc bộ du lịch di sản xanh.

An Giang: Phát huy các giá trị của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê

Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh An Giang, đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Làm thế nào để vừa bảo tồn di sản của tiền nhân, vừa biến nó thành điều kiện phát triển kinh tế bền vững là vấn đề cần quan tâm và sự đầu tư của các cấp, các ngành.

Quảng Nam: Bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển du lịch

Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) - nơi có đồng bào các dân tộc Ca Dong (Xê Đăng), M'Nông, Cor sinh sống - đã tăng cường nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân.

Sôi nổi Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Photo Hanoi ’23

Từ nay cho đến đầu tháng 6, hơn 40 triển lãm, hoạt động về nhiếp ảnh diễn ra liên tục và mở cửa miễn phí tại nhiều không gian văn hóa trên địa bàn Hà Nội. Nằm trong khuôn khổ Biennale Photo Hanoi ’23 do Viện Pháp tại Việt Nam khởi xướng và được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bảo trợ, chuỗi sự kiện mang đến công chúng trong nước và nước ngoài những trải nghiệm phong phú qua nhiếp ảnh đương đại, đồng thời quảng bá hình ảnh Hà Nội giàu sáng tạo và cảm xúc.

Phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm (Hà Nội)

Không chỉ là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", làng cổ Ðường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) còn là một địa chỉ độc đáo, nơi hội tụ đậm đặc tinh hoa văn hóa xứ Đoài. Thời gian qua, nơi đây đã và đang triển khai nhiều chương trình, hành động nhằm khơi dậy những giá trị tiêu biểu. Từ đó, đưa Đường Lâm thực sự trở thành một “bảo tàng sống” hấp dẫn, điểm đến văn hóa lịch sử nổi bật trên bản đồ du lịch di sản Thủ đô.

Gia Lai: Hấp dẫn loại hình du lịch thiên nhiên kết hợp với văn hóa bản địa

Ngoài những thắng cảnh nổi tiếng thì các loại hình du lịch hướng về thiên nhiên kết hợp với văn hóa bản địa cũng là điểm đến hấp dẫn ở Gia Lai trong dịp nghỉ lễ năm nay.

Cần Thơ: Làng nghề bánh tráng hơn 200 năm trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm bánh tráng Thuận Hưng, TP. Cần Thơ ở lĩnh vực nghề thủ công truyền thống. Đây là niềm vui lớn đối với bà con làng nghề đã hơn 200 năm nỗ lực lao động, tạo ra những chiếc bánh tráng thơm ngon.

Bắc Ninh: Quan họ đưa chân du khách về với đền Đô

Hát quan họ để giữ chân du khách ở lâu hơn cùng với di tích và giúp lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương và truyền thống dân tộc là hoạt động tích cực và hấp dẫn. Chính những người con của vùng đất ấy, bằng tình yêu và niềm say mê của mình tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo và hiếm có.

Lào Cai: Người Tày làm du lịch

Những năm gần đây, nhiều bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đã biết khai thác thế mạnh văn hóa bản địa để phát triển kinh tế bằng dịch vụ, du lịch.