Nhiều điểm đến tại Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc… có kế hoạch thu phí du khách nhằm tạo thêm các nguồn lực bảo trì cơ sở hạ tầng và phát triển du lịch bền vững.
Thông thường, chim, cò hoang dã chọn nơi hoang vắng, ít người qua lại, hơn hết phải là vườn tràm nước, để về ở. Thế nhưng, ở vùng Miệt Thứ thuộc xã Đông Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang), một vườn dừa ăn trái, nằm ngay giữa đồng ruộng tôm - lúa, lại là nơi được nhiều loài chim, cò hoang dã về ở, trở thành điểm du lịch sinh thái đặc biệt ở nơi đây.
Núi Phú Sĩ, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và là biểu tượng của Nhật Bản mới đây đã đưa ra quy định mới đối với những người leo núi trong bối cảnh lo ngại về tình trạng du lịch quá tải.
Trải qua hơn 28 năm hoạt động và phát triển, Vietravel tự hào là đơn vị tiên phong tổ chức các hoạt động Du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường Xanh - hướng đến du lịch bền vững trong tương lai. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Vietravel luôn cố gắng lồng ghép những hành động thiết thực từ việc đưa túi nhựa sinh học, phân loại rác thải sau chuyến đi, hạn chế tối đa những sản phẩm khó phân hủy, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái chung. Bên cạnh đó, các chương trình tour kết hợp trồng cây xanh luôn được Vietravel ưu tiên giới thiệu đến khách hàng.
Với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường và giới thiệu những giá trị tốt đẹp về thiên nhiên, cảnh sắc văn hóa, con người trên địa bàn đến du khách, nhóm học sinh Trường THCS-THPT Đạ Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã “biến” những quả thông khô thành tranh nghệ thuật 3D, giỏ xách, lọ hoa thân thiện với môi trường…
Bằng tâm huyết và sở thích “kỳ lạ”, một ngôi nhà cùng các vật dụng toàn bằng rác thải tái chế đã được vợ chồng anh Long, chị Thanh (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) dày công hình thành, trở thành điểm đến yêu thích của người thân, bạn bè.
Từ khi mở cửa tham quan hơn 20 năm trước, làng gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, TP. Hội An, Quảng Nam) luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, trở thành hình mẫu du lịch làng nghề không chỉ của Quảng Nam mà trong cả nước.
Với mong muốn vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc K’Ho, chị Liêng Hót Thái Hòa, 46 tuổi (xã Tà Nung, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng), đã biết phát huy thế mạnh về văn hóa đặc sắc của dân tộc mình để kiến tạo ra không gian văn hóa cộng đồng độc đáo phục vụ du khách thập phương khi đến đây.
Thời gian qua, người dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tận dụng cây tre để tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường qua đó góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
Mô hình “Hệ thống camera giám sát hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường và sân nổi thu gom rác từ tàu thuyền trên địa bàn phường Dương Đông”, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ra mắt nhằm khắc phục triệt để tình trạng bỏ rác không đúng nơi quy định và giảm thiểu các hành vi bỏ rác xuống biển của một số tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản nói riêng và tàu du lịch nói chung trên địa bàn.