Cà Mau phục dựng mô hình làng rừng để làm du lịch sinh thái

Điểm Du lịch sinh thái Cà Mau - Eco vừa đưa vào khai thác sản phẩm "Làng rừng Vồ Dơi" để phục vụ khách tham quan. Đây là mô hình làng rừng đầu tiên được phục dựng tại tỉnh Cà Mau, góp phần để thế hệ trẻ hiện nay hiểu thêm về truyền thống lịch sử đấu tranh của dân tộc ta.

Đắk Lắk: Giảm thiểu rác thải nhựa - Hướng tới du lịch xanh

Những năm gần đây, ngành du lịch Đắk Lắk ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Cùng với thúc đẩy phát triển du lịch, việc ứng phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là từ tác nhân chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy được các cấp, các ngành, cơ sở kinh doanh du lịch quan tâm.

Hà Nội: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

Từ những cọng rơm rạ bỏ đi sau mỗi mùa gặt, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã có sáng kiến độc đáo chế tạo thành những con vật như trâu, ngựa… trong dân gian gây ấn tượng và thu hút số đông giới trẻ xứ Đoài tham gia.

Quảng Nam: Điểm nhấn Làng du lịch Lộc Yên

Những căn nhà cổ, ngõ đá rêu phong cùng với sự mến khách, các sản phẩm bản địa đặc trưng... tạo nên tiềm năng Làng du lịch Lộc Yên (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam) trong tương lai không xa.

Quảng Ninh: Lan tỏa hình ảnh du lịch địa phương

Tuổi trẻ Thành phố (TP) Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động đồng hành cùng du lịch địa phương, để lại những ấn tượng tốt đẹp, tạo hiệu ứng lan tỏa, góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh con người, mảnh đất địa đầu Tổ quốc đến với du khách.

Đi một ngày đàng học làm du lịch ở Kon Tum

Câu chuyện 20 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mạnh dạn bỏ tiền đi tham quan các làng du lịch cộng đồng các tỉnh phía Bắc để học hỏi và có cách làm du lịch cộng đồng hiệu quả là rất đáng trân trọng. Điều này cho thấy người dân nơi đây thay đổi rõ nét trong nếp nghĩ, cách làm và luôn thấm đẫm lời dạy cha ông xưa: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Xưởng túi "xanh" - thời trang tái chế

Limloop ra đời vào cuối năm 2021 từ mong muốn chung tay giảm rác thải nhựa ra môi trường của Phạm Thị Kim Hằng (29 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh). Tính đến nay, xưởng túi thời trang tái chế của chị Hằng đã cung cấp ra thị trường hơn 20.000 sản phẩm và thu về phản hồi tích cực.

Bình Định: Ước vọng Cồn Chim xanh

Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Phước Sơn, đặc biệt là Cồn Chim, một vẻ đẹp nguyên sơ và quyến rũ, hứa hẹn trở thành điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách yêu thích du lịch sinh thái. Nắm bắt cơ hội này, anh Trần Trọng Nghĩa (36 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học số 2 Phước Sơn) cùng vợ là chị Hồ Thị Thân Thương (34 tuổi) đã lập ra Hợp tác xã Thương mại & Dịch vụ Cồn Chim Xanh. Với ý tưởng phát triển du lịch cộng đồng, họ từng bước thu hút du khách đến tham quan và khám phá mảnh đất bình yên này.

Định vị điểm đến bằng quà lưu niệm

Đi du lịch đem quà về, đó là quan niệm chung của nhiều người, mà trong những điều mới lạ mang về sau một chuyến đi xa thì đồ lưu niệm là dòng sản phẩm gây ấn tượng nhất. Đây là vấn đề để ngành “công nghiệp không khói” cần xem xét đầu tư, tạo sức cuốn hút, hấp dẫn du khách khi đến với từng vùng đất…

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.