Bình Định: Ước vọng Cồn Chim xanh

Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất Phước Sơn, đặc biệt là Cồn Chim, một vẻ đẹp nguyên sơ và quyến rũ, hứa hẹn trở thành điểm đến đầy hấp dẫn cho du khách yêu thích du lịch sinh thái. Nắm bắt cơ hội này, anh Trần Trọng Nghĩa (36 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học số 2 Phước Sơn) cùng vợ là chị Hồ Thị Thân Thương (34 tuổi) đã lập ra Hợp tác xã Thương mại & Dịch vụ Cồn Chim Xanh. Với ý tưởng phát triển du lịch cộng đồng, họ từng bước thu hút du khách đến tham quan và khám phá mảnh đất bình yên này.

Định vị điểm đến bằng quà lưu niệm

Đi du lịch đem quà về, đó là quan niệm chung của nhiều người, mà trong những điều mới lạ mang về sau một chuyến đi xa thì đồ lưu niệm là dòng sản phẩm gây ấn tượng nhất. Đây là vấn đề để ngành “công nghiệp không khói” cần xem xét đầu tư, tạo sức cuốn hút, hấp dẫn du khách khi đến với từng vùng đất…

Làng đá Khuổi Ky - điểm sáng du lịch cộng đồng tại Cao Bằng

Nằm trong quần thể Khu du lịch thác Bản Giốc, làng đá Khuổi Ky với những căn nhà sàn bằng đá độc đáo là điểm đến thu hút du khách khi tới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ năm 2008, làng Khuổi Ky đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Làng văn hóa truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người”.

Mát - Không Rác - Nơi bắt đầu từ tình yêu quê hương Long An

“Khi chúng ta yêu quý, gắn bó với quê hương, chúng ta sẽ nhìn thấy được vẻ đẹp của nó, cho dù là vùng núi, vùng biển hay bất kỳ nơi nào cũng có vẻ đẹp riêng. Chỉ cần biết tận dụng những gì quê hương ban tặng, chúng ta sẽ có thể thu hút mọi người đến với mình”. Đó là lời chia sẻ đầy tự hào của đôi vợ chồng trẻ Trần Bảo Tân và Võ Thị Thùy Mỵ khi được hỏi về ý tưởng mở quán giải khát mang tên Mát - Không Rác ở giữa cánh đồng thuộc ấp An Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Như cái tên đầy ý nghĩa, Mát - Không Rác từ khi hoạt động đến nay chưa xả rác ra môi trường.

Doanh nghiệp du lịch Cần Thơ: Phát triển xanh hướng đến chặng đường dài

TP Cần Thơ, nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ nổi tiếng với những chợ nổi sầm uất và những vườn trái cây trĩu quả, mà còn đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho du lịch xanh và bền vững. Các doanh nghiệp làm du lịch đã ngày càng đổi mới, trách nhiệm. Họ chung tay xây dựng phát triển du lịch xanh mang lại giá trị mới cho cộng đồng và xã hội theo định hướng phát triển du lịch của thành phố.

Thừa Thiên Huế: Đưa du lịch cộng đồng thành mô hình sinh kế hiệu quả

Vùng đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS để khai thác phát triển du lịch cộng đồng. Để biến lợi thế đó thành sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo, chính quyền địa phương, đồng bào DTTS ở Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai nhiều cách làm hiệu quả.

Cao Bằng: Người Lô Lô học cách làm du lịch cộng đồng

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, bản Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.

Khu du lịch ven rừng ở Khánh Hòa thực hiện du lịch Net Zero

Làng Nhỏ - hồ Láng Nhớt ở thôn Đá Mài, xã Diên Tân, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa là một khu du lịch dã ngoại thiên nhiên ven rừng, rộng hơn 200 héc ta mở cửa đầu năm 2022 hiện đang thực hiện du lịch Net Zero.

Quảng Ninh: Nhiều cách làm hay góp phần xây dựng đảo xanh

Vĩnh Trung là một xã đảo, nằm cách trung tâm thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) khoảng 20km về phía Tây Nam của thành phố. Nơi đây đang hình thành thương hiệu “Đảo xanh” bằng chính bàn tay của bà con xã đảo và sự ủng hộ của du khách.

Bản Hoa Tiến (Nghệ An): Hấp dẫn du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi ở Nghệ An được chú trọng và phát triển. Bản Hoa Tiến của xã Châu Tiến, huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An là một trong những điểm du lịch cộng đồng đặc sắc.