Triển vọng du lịch Mũi Cà Mau hậu Covid-19

Du lịch sinh thái Mũi Cà Mau là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích về phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, giúp bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của con người và vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc. Tuy nhiên, trong gần 2 năm trở lại đây, dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát đã làm cho ngành du lịch nói chung, những người làm du lịch Mũi Cà Mau nói riêng, bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Cải thiện môi trường du lịch với dự án Bích họa đường phố tại Đắk Lắk

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk đã ban hành kế hoạch tổ chức khảo sát dự án Bích họa đường phố cải thiện môi trường và tạo cảnh quan phục vụ du lịch.

Lào Cai: Mô hình du lịch kết hợp trải nghiệm vườn cây

Sinh ra trong gia đình thuần nông, từ nhỏ đã gắn liền với ruộng đồng, anh Lý Vần Sồ (ảnh dưới) ở thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố (huyện Bắc Hà, Lào Cai) không nghĩ đến việc một ngày mình lại bén duyên với kinh doanh du lịch. Dù còn trẻ nhưng vợ chồng anh đã xây dựng được mô hình du lịch cộng đồng khá quy mô mang tên “So Hmong”. Mô hình homestay của gia đình anh Sồ được đánh giá là có nhiều triển vọng ở Bản Phố. Thời điểm chưa có dịch Covid-19, cơ sở được nhiều du khách lựa chọn lưu trú khi đến Bắc Hà.

Lào Cai: Lên Sa Pa thưởng trà hoa hồng

Mệnh danh là thiên đường của các loài hoa bởi được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, lại là nơi có giống hồng cổ nổi tiếng, Sa Pa được biết đến là vương quốc của hoa hồng. Hơn 5 năm qua, vườn hoa Lan Anh Garden “định cư” tại xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, đã sưu tầm ươm trồng hơn 130 loại hoa hồng khác nhau, ngoài các giống hồng cổ Sa Pa, hồng cổ Hải Phòng, hồng cổ Vân Khôi, còn có rất nhiều giống hồng quý nhập từ châu Âu, một số giống hồng cổ từ Tây Tạng, Trung Quốc.

Thừa Thiên Huế: Dựng không gian công cộng, tạo điểm nhấn bên bờ sông Hương

“Tắm mình trên dòng Hương cũng là cách giáo dục về tình yêu với dòng sông, với môi trường cho mọi người…”, ông Trương Đình Ngộ - người khởi xướng xây dựng không gian công cộng, bến tắm sông Hương đã nói như thế về dự án mà ông cùng nhiều cộng sự ấp ủ sau một thời gian dài và vừa được khởi công vào những ngày tháng 8.

Sức hút của du lịch dựa vào cộng đồng nhìn từ mô hình ở Cồn Sơn và Cồn Chim

Du lịch cộng đồng ở Việt Nam đang trên đà phát triển và do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, du khách trên toàn thế giới càng mong muốn quay trở lại với những giá trị du lịch cốt lõi và tìm lại sự an toàn khi đi du lịch. Do đó mô hình du lịch cộng đồng tạo ra sản phẩm du lịch chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp chắc chắn sẽ được du khách quan tâm hơn nữa.

Thừa Thiên Huế: A Lưới tìm hướng phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng

Từ thực tế thu hút khách du lịch và nhu cầu sản phẩm lưu niệm, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế hướng đến sẽ phát triển các mặt hàng, sản phẩm, quà lưu niệm mang dấu ấn vùng cao.

Bến Tre: Khu du lịch Người Giữ Rừng nâng cao giá trị kinh tế dưới những tán rừng

Khu du lịch Người Giữ Rừng (tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) là một phần trong dự án cùng tên, đã mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng người dân đang sinh sống tại khu vực rừng ngập mặn huyện Bình Đại. Với quyết tâm nâng cao giá trị sản vật, đảm bảo sinh kế và phát triển du lịch, Khu du lịch Người Giữ Rừng sớm có những bước chuyển biến tích cực, khẳng định là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Hà Nội: Xây dựng sản phẩm OCOP cho du lịch

Hà Nội là địa phương thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả cao với 1.050 sản phẩm đã được UBND thành phố công nhận. Thế nhưng, trong 6 nhóm sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, lĩnh vực “dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng” vẫn chưa có sản phẩm nào đạt. Xây dựng sản phẩm OCOP cho du lịch là một trong những mục tiêu Hà Nội hướng tới trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP năm 2021 và những năm tiếp theo.

Cô gái dân tộc làm tour online đưa hàng nghìn khách tới Sa Pa

Gần 2 giờ đồng hồ, cô hướng dẫn viên người Giáy nhỏ nhắn băng băng trên đường đồi dốc tới bãi đá cổ, say mê giới thiệu.