Hiện nay, ô nhiễm môi trường sinh thái là một trong những vấn đề bức xúc, cần sự quan tâm của toàn xã hội, bởi những tác động của sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây ra, như thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu... đã và đang ảnh hưởng các yếu tố phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Từ tháng 7/2005, chính phủ Singapore đã quyết định tổ chức các tour du lịch sinh thái cho người dân đến quần đảo Semakau với thông điệp: “Nơi đây thật tuyệt, nhưng nếu bãi rác phải mở rộng, sẽ có nhiều thứ bị tàn phá. Hiểu được điều này, mọi người sẽ ý thức và xả rác ít hơn!”. Cơ quan môi trường của Singapore cũng khẳng định sự đa dạng sinh học của nơi đây cho thấy sự phát triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường là hoàn toàn có thể song hành và bãi rác Semakau có thể là mô hình phát triển bền vững.
Việt Nam tăng 7 bậc về năng lực cạnh tranh lữ hành và du lịch. Thông tin đó được đưa ra trong Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch (TTCR) năm 2009 do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố mới đây. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu phục hồi, lượng khách quốc tế đi du lịch ở hầu khắp các nước vẫn có xu hướng giảm thì đó là một tín hiệu vui đối với “ngành công nghiệp không khói” của nước ta.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến với báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đó là chủ đề của Hội thảo sẽ được tổ chức từ ngày 12-13/8/2009 tại Khách sạn Vân Long Resort, Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), 50% điện năng toàn cầu sẽ phải được sản xuất từ nguồn năng lượng sạch, mới đạt mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải C02 vào năm 2050. Tính đến đầu năm 2009, các mục tiêu chính sách năng lượng tái tạo đã được 73 nước đăng ký với Chương trình Môi trường LHQ.
Nằm trên dải đất miền Trung nắng gió, TP Đà Nẵng không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn để lại ấn tượng về một thành phố sạch, ít rác, người dân thân thiện, mến khách.
Ngày 30/7/2009, thành phố Geneva đã áp dụng thí điểm dự án tiết kiệm năng lượng bằng việc sử dụng nước hồ Geneva (còn được gọi là hồ Léman) để làm mát và sưởi ấm các tòa nhà của Liên hợp quốc.
Mặc dù rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, nhưng người dân Sabah (Malaysia), đặc biệt là người bản xứ Orang Sungai sống ở vùng nông thôn, hầu như chưa hề được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có đó. Cộng đồng người bản xứ ở Sabah đang phải vật lộn với cuộc sống dưới mức nghèo khổ. Trước thực tế này, những nhà quản lý lâm nghiệp đã tìm ra một hướng đi mới cho tương lai của họ.
Theo con số thống kê của Liên hợp quốc, hơn một nửa dân số thế giới sống tại các thị trấn và các thành phố. Việc làm thế nào để cuộc sống của cư dân thành thị được gần gũi với thiên nhiên, và thân thiện môi trường đang là trăn trở của các kiến trúc sư và những người tâm huyết. Đó là lý do xuất hiện dự án thành phố xanh của một kiến trúc sư, và dự án phủ cây xanh lên các tòa nhà trong thành phố của một nhà thực vật học người Bỉ.