Những ngày cuối năm, đến Khu Ramsar Xuân Thủy, Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy (Giao Thủy, Nam Định), đứng trên tầng 5 đài quan sát trước mắt chúng tôi là bạt ngàn màu xanh của sú vẹt trải dài tít tắp.
Một cá thể rùa xanh quý hiếm bị mắc cạn tại khu vực bãi biển mũi Lò Vôi, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa được giải cứu và đưa trở về đại dương.
Tại Việt Nam hiện nay đã ghi nhận được 918 loài chim, trong đó 9 loài cực kỳ nguy cấp, 17 loài nguy cấp, 21 loài bị tổn thương và 44 loài sắp bị đe dọa. Riêng tại khu vực Đông Dương có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài, trong đó có 12 loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN) Tây Côn Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Giang trên địa bàn các xã Thanh Thủy, Lao Chải, Xín Chải, Phương Tiến, Cao Bồ, Quảng Ngần, Thượng Sơn, Thanh Đức (huyện Vị Xuyên); xã Phương Độ, Phương Thiện (thành phố Hà Giang); xã Túng Sán (huyện Hoàng Su Phì), với tổng diện tích 13.971,68 ha.
Chiều 11/12, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái (thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray) phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sa Thầy tổ chức thả 01 cá thể Tê tê java (động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ) về lại môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 605 của Vườn quốc gia Chư Mom Ray.
Từ ngày 6 - 9/12, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường (Sở TNMT) tiến hành điều tra thực địa tại khu vực đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định với việc khảo sát toàn bộ các sinh cảnh xung quanh đầm. Đây là hoạt động trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng khu hệ chim và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài chim ở vùng đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam”, do Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung, Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì và TS Hồ Thắng chủ nhiệm triển khai thực hiện.
Gần 1.200 bẫy ảnh trong 21 khu rừng thuộc 8 tỉnh của Việt Nam đã chụp trong 4 năm nhưng không phát hiện được hổ, báo gấm, sao la, sói lửa.
Cùng với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ loài voọc gáy trắng trên địa bàn, thời gian qua tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để quản lý, bảo tồn các cá thể này.
18 cá thể cheo cheo Nam Dương vừa được cơ quan chức năng huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng phối hợp tái thả về môi trường rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
Ngày 29/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ gần 10 tỷ đồng của Tổ chức nghiên cứu nông lâm quốc tế (ICRAF) tài trợ cho Dự án “Đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa”.