Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo để phát huy giá trị của điểm đến lịch sử Điện Biên Phủ, phát triển du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm đầu tư của các DN du lịch… nên được coi là giải pháp quan trọng tạo bước phát triển mạnh mẽ cho du lịch tỉnh Điện Biên.
Nhằm phục hồi sinh cảnh cho loài Vọoc chà vá chân nâu và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Trung tâm GreenViet vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng tổ chức trồng mới và chăm sóc cây xanh tại bán đảo Sơn Trà.
Bằng những hành động nhỏ như không dùng ống hút nhựa, dùng túi giấy hoặc vải thay vì túi nilon, bạn góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ngay cả đang ăn chơi, nhảy múa trong kỳ nghỉ của mình.
Loại hình du lịch này không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định mà còn giúp nhiều gia đình trở nên giàu có.
Trong những ngày đầu năm mới 2018, nhiều bản làng của huyện Sa Pa (Lào Cai) thu hút rất đông du khách tới tham quan, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây.
Đầu tháng 12/2017, tôi được dự một buổi tọa đàm về tài chính và biến đổi khí hậu. Điều gây ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là những hình ảnh thương tâm về những con bò ốm chỉ còn da bọc xương, gấu bắc cực chết đói, những đứa trẻ thiếu ăn vật lộn với hạn hán, con người ngụp lặp trong bão lụt, lính cứu hỏa bất lực trước cháy rừng...
Ngoài nhiệm vụ khôi phục, bảo tồn và phát triển sự đa dạng sinh học hệ sinh thái của rừng cây tự nhiên bản địa, duy trì nguồn gen các loài động, thực vật quý hiếm của Đồng Nai và vùng Đông Nam bộ thì Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn) còn là nơi có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng và là một trong những điểm nhấn của du lịch Đồng Nai trong tương lai.
Thời gian qua, ngành Du lịch Đà Nẵng có mức tăng trưởng bền vững với lượng du khách ngày càng gia tăng. Sở dĩ đạt được những kết quả trên là do cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp du lịch, người dân Đà Nẵng đã “chung sức, chung lòng” hướng tới mục tiêu bảo tồn, tu tạo các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển bền vững. Mặc dù, ngành công nghiệp “không khói” đem lại lợi nhuận cao, nhưng bên cạnh đó, cũng tồn tại những mặt trái tác động đến môi trường, thiên nhiên. Để du lịch là thế mạnh và hướng tới bền vững, các nhà quản lý, cũng như đơn vị lữ hành cần có định hướng để các điểm du lịch có môi trường trong lành, hấp dẫn.
Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông nằm trên địa phận 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước (Thanh Hóa), được thành lập năm 1999, với diện tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, 4.343 ha phân khu phục hồi tái sinh. Pù Luông được đánh giá là KBTTN có giá trị về đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái (DLST), đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn sông Mã.
Lần đầu tiên ở Việt Nam, các nhà khoa học thuộc Hội địa chất Biển Việt Nam đã đề xuất phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH NBD tới môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển, đầm phá và biển ven bờ trong mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động đường bờ trong đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian của một số đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó”.