An Giang: Phát huy giá trị di tích văn hóa Óc Eo - Ba Thê trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau công nguyên ở đồng bằng Nam Bộ, gắn với khu vực châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại. Đây cũng là một trong 3 nền văn hóa cổ đại của Việt Nam, gồm Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền trung và Óc Eo ở Nam Bộ.

Miền di sản của Thủ đô

Đình Nhật Tảo, đình Thượng Cát, đình Hoàng, chùa Vẽ, các đền thờ danh nhân… đều nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Không chỉ vậy, địa phương còn giữ được nhiều làng nghề thủ công truyền thống như nghề làm giò chả xã Thượng Cát, làng nghề sản xuất mứt Xuân Đỉnh, cùng các phong tục tập quán, tri thức dân gian phong phú.

Quảng Nam: Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Phục dựng các lễ hội, xây dựng, truyền dạy duy trì các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng… Song song với công tác phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa thể thao truyền thống tốt đẹp, qua đó phát triển du lịch cộng đồng là cách mà huyện miền núi Nam Giang (Quảng Nam) nỗ lực để tôn vinh văn hóa của đồng bào nơi đây.

Bắc Giang bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang cho biết, từ nay đến năm 2025 tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn.

Bắc Ninh: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù là các di sản văn hóa phi vật thể có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, huyện Yên Phong luôn chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần đưa 2 di sản này lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.

Cao Bằng: Lưu giữ nét đẹp văn hóa người Tày

Đến tham quan Điểm du lịch nhà sàn cổ 9 gian tại xóm Tục Ngã, xã Đức Xuân, huyện Thạch An (Cao Bằng), chúng tôi không chỉ ngạc nhiên với kiến trúc độc đáo phản ánh tri thức, kinh nghiệm dân gian của người dân tộc Tày trong việc chọn vị trí, vật liệu làm nhà hòa hợp với thiên nhiên, ẩn chứa chiều sâu văn hóa, mà còn ấn tượng mạnh với những giá trị của “nếp nhà” (gia phong) đã được 6 thế hệ gia tộc họ Nông gìn giữ, phát huy…

Lai Châu: Bản Hon - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Những năm qua, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn, như: ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian... Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Bình Phước: Phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa

Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số về tuyên truyền, vận động giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa...

Đồng bằng sông Cửu Long: Phát triển du lịch cộng đồng từ văn hóa bản địa

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nền văn hóa bản địa đặc sắc, được hình thành bởi những con người hào sảng, thân thiện.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Cố đô Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật Cung đình, với sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố con người, kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên. Đặc biệt, công tác bảo tồn luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt là vừa bảo vệ tổng thể di tích gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, vừa bảo vệ di sản văn hóa vật chất đi đôi với phát huy giá trị văn hóa tinh thần đã góp phần hồi sinh di sản Huế.