Bắc Giang: Dã hương cổ thụ trên 400 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây dã hương cổ thụ trên 400 năm tại xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là cây dã hương thứ 5 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được công nhận Cây Di sản.

Trở thành Di sản thiên nhiên thế giới - cơ hội cho du lịch Cát Bà tăng tốc

Tháng 9 vừa qua, UNESCO đã chính thức công nhận cụm quần thể vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là di sản thiên nhiên thế giới. Ðiều này đã mở ra cơ hội và tiềm năng lớn cho ngành "công nghiệp không khói" ở Cát Bà tăng tốc bứt phá.

Giữ gìn điệu múa trống độc đáo của đồng bào Khmer ở Tây Ninh

Xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, đời sống văn hóa tinh thần phong phú, mang nhiều dấu ấn đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua âm hưởng của dàn nhạc ngũ âm, các công trình sinh hoạt cộng đồng… Đặc biệt, đồng bào Khmer ở xã Trường Tây có điệu múa trống Chhay - dăm độc đáo, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Long An: Đẩy mạnh hoạt động du lịch gắn với tham quan các di tích văn hóa - lịch sử trong học sinh, sinh viên trong tỉnh

Ngày 19/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Phạm Tấn Hòa ký công văn có nội dung đôn đốc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động du lịch gắn với tham quan các di tích văn hóa - lịch sử trong học sinh, sinh viên trong tỉnh.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ tiếp tục được nghiên cứu làm tăng giá trị nổi bật toàn cầu, kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Xung quanh việc phục dựng các di sản văn hóa ở Kon Tum

Việc phục dựng các di sản văn hóa luôn cần được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh Kon Tum tiếp tục được quan tâm, xem đây là đầu tư cho tương lai, cho sự trường tồn của dân tộc.

Bước tiến mới trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc ở Lai Châu

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, những năm qua, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Thực hiện Chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tháng 2/2021, Tỉnh ủy Lai Châu ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025. Ngay sau đó, các cấp chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai cụ thể hóa nghị quyết bằng nhiều văn bản chỉ đạo cũng như kế hoạch hành động.

Hà Nam phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

Tỉnh Hà Nam có số lượng di tích khá lớn, đa dạng về loại hình, phân bổ rộng khắp trên toàn địa bàn. Di tích được Nhà nước xếp hạng, cơ bản đã được bảo tồn và phát huy tốt giá trị.

Bình Thuận đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang bản sắc văn hóa

Với mục tiêu tạo nhiều đột phá trong Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, phát triển đa dạng sản phẩm từ bản sắc văn hóa là một trong những giải pháp được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận chú trọng thực hiện.

Tôn vinh chiếc áo bà ba

Người phụ nữ trong chiếc áo bà ba hay chiếc áo dài là hình ảnh tuyệt đẹp, thể hiện nét văn hóa của dân tộc. Ngoài thể hiện sự duyên dáng, chiếc áo còn gợi nhắc hình ảnh tảo tần, chịu thương, chịu khó của người mẹ, người chị trong tâm trí mỗi chúng ta.