Sau gần 4 năm triển khai Dự án về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch (Dự án 6, Chương trình MTQG 1719) đã từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS. Việc triển khai Dự án 6 còn tạo đà cho du lịch và thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi phát triển.
Với chủ đề “Khám phá Mùa vàng kỳ vỹ giữa rừng xanh”, Tuần Văn hóa du lịch “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” năm 2024 sẽ khai mạc vào 20h ngày 20/9 tới đây và được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, hứa hẹn có nhiều hoạt động thể thao, trải nghiệm du lịch văn hóa, sinh thái đặc sắc trên những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất của Hà Giang.
Chiều ngày 24.6, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn dẫn đầu đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trường về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và hoạt động của các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Bình Sơn.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Cổ vật TP. Hồ Chí Minh và các nhà sưu tầm cổ vật trong nước tổ chức khai mạc trưng bày Triển lãm chủ đề “Cổ vật hội tụ” tại điện Kiến Trung, Đại Nội Huế.
Việt Nam hiện có hơn 40.000 di tích, trong đó 130 di tích quốc gia đặc biệt, 3.621 di tích quốc gia, trên 11.000 di tích cấp tỉnh, 8 Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 10 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh... Tiềm năng của các di sản là rất lớn, nhưng Việt Nam chưa đánh thức và khai thác hết được giá trị các di sản khi nhiều di sản bị bỏ ngỏ, cất kho, bị xuống cấp trầm trọng...
Sóc Trăng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa với nhiều lễ hội truyền thống tiêu biểu của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa chung sống. Với hệ thống sông ngòi dày đặc cùng văn hóa đa dạng, vùng đất này có tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa lễ hội sông nước đặc sắc…
Nhà đất trình tường là nét văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số còn được lưu giữ lại với lối kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, khi cuộc sống hiện đại gõ cửa các bản làng thì nhà trình tường cũng dần mất đi. Tại các thôn bản vùng cao của Quảng Ninh, những nỗ lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của những ngôi nhà trình tường chính là cách để gìn giữ một không gian văn hóa đặc trưng gắn với đời sống sinh hoạt của đồng bào nơi đây.
Di sản đô thị được hiểu là những công trình kiến trúc tạo thành một chỉnh thể hoặc một không gian thống nhất mang dấu ấn, phong cách của từng giai đoạn.
Nằm tại thôn Mỹ Khánh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế), tháp Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa cổ nhất còn tồn tại ở khu vực miền Trung. Tháp không chỉ mang giá trị kiến trúc độc đáo mà còn chứa đựng những câu chuyện lịch sử về nền văn hóa Champa xưa.