Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới với 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc, chính là một trong những tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển du lịch.
Với trên 95% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc tạo sinh kế mới cho nhân dân vùng biên giới ở tỉnh Cao Bằng đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, Mông, Lô Lô… tại các bản làng ven biên giới đã hình thành nên mô hình các làng du lịch cộng đồng, giúp Cao Bằng trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
Có thể nói, lễ hội là “hồn cốt” của di tích. Đến với lễ hội là con người có được cảm xúc thăng hoa với những giá trị văn hóa truyền thống, cội nguồn của dân tộc. Giữ gìn và phát huy tốt lễ hội tại các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh không những giúp cho việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc mà còn giúp cho sự gắn kết cộng đồng và quảng bá văn hóa đất nước. Đồng thời, thông qua các hoạt động khai thác dịch vụ du lịch góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị. Tuy nhiên với lợi thế lớn nhưng nhiều năm qua chỉ số ít di tích, danh lam thắng cảnh phát huy được giá trị thu hút du khách đến tham quan, mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
Ngày 2/7, tại tỉnh Thái Nguyên, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Nhóm hợp tác xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật khu vực Việt Bắc (gồm 9 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống khu vực Việt Bắc trong đời sống đương đại”.
Hiện nay du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nước ta. Các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn… đang nở rộ ở nhiều địa phương. Ở các vùng quê, vùng đô thị có dịch vụ du lịch phát triển, văn hóa dân gian ứng dụng đang đóng vai trò quan trọng trong vấn đề quy hoạch, tạo nên sản phẩm du lịch.
Từ bao đời nay, đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai vẫn gìn giữ được không gian giọt nước mát ngọt cho buôn làng. Đây không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt mà còn là nơi dân làng cùng gặp gỡ, trò chuyện và thực hiện các nghi lễ trong đời sống tín ngưỡng.
Tròn một thập kỷ trước, Quần thể danh thắng Tràng An trở thành “Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” đầu tiên của Việt Nam được UNESCO chính thức vinh danh. Từ đó tới nay, không chỉ nhanh chóng trở thành địa danh hấp dẫn du khách hàng đầu với các loại hình du lịch thế mạnh như cảnh quan - sinh thái - lịch sử và tâm linh, tỉnh Ninh Bình đang lựa chọn du lịch khảo cổ để “Di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Ðông Nam Á” ngày càng phát triển xanh, bền vững.
Sau 4 năm ra đời, Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa (thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam) đã ghi dấu ấn với nhiều ý tưởng độc đáo và hoạt động thiết thực từ sự chung tay của hàng trăm hội viên trên toàn quốc, góp phần tôn vinh, lan tỏa giá trị nhiều di sản trong đời sống.
Thời gian qua, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Các di tích không chỉ là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống mà còn là điểm đến của nhiều du khách khi tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng đất Cai Lậy.