Nếu ai đã đặt chân đến miền non nước Cao Bằng, không chỉ ấn tượng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, con người thân thiện, mến khách, mà còn luyến lưu, nhớ mãi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày nơi đây qua những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đặc biệt là kỹ thuật tạo hoa văn thổ cẩm từ mặt trái của sản phẩm. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Ngày 26.12, Hội thảo "20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng" do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Sở VHTT Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 20 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO – Công ước 2023.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn là sự quan tâm hàng đầu của chính quyền, là nhu cầu cấp thiết của đồng bào Khmer tại Trà Vinh trong nhiều năm qua. Việc giữ mạch nguồn cho văn hoá thêm đậm đà bàn sắc luôn là niềm đam mê và nhiệt huyết của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Bởi hơn ai hết, họ là người được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Lào Cai là vùng đất có 25 thành phần dân tộc thiểu số cùng sinh sống đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu nơi biên cương của Tổ quốc. Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Cai đã tạo nên nét độc đáo trong đời sống tinh thần của chính người dân địa phương, từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống để phát triển du lịch.
Sau gần 30 năm được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh Quảng Ninh không ngừng phát huy những giá trị vô giá của Di sản, bồi đắp, xây dựng thương hiệu quốc tế của vịnh Hạ Long.
Dân ca, dân vũ là các loại hình diễn xướng dân gian được hình thành trong đời sống lao động, sản xuất, tín ngưỡng tôn giáo và các sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số. Để bảo tồn phát huy những giá trị đặc sắc này, Lai Châu đã có nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả trong thời đại công nghệ số và hội nhập quốc tế.
Lần đầu tiên các nhà khoa học tìm được móng cột tại Chính điện Kính Thiên với kích thước lớn nhất từ trước tới nay. Mỗi trụ móng cột có kích thước khoảng 2,3m, dày tới 2,1m. Kết quả này tạo thêm cơ sở khoa học để phục dựng Điện Kính Thiên tại Hoàng thành Thăng Long trong tương lai.
Ngày 19/12, Huyện ủy Mù Cang Chải đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn Mông; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và Khai mạc Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023 sẽ được tổ chức vào 20h, ngày 23/12 tại Sân vận động trung tâm huyện Mù Cang Chải.
Từ nguồn kinh phí Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025, vừa qua (ngày 9/12/2023), Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh và Hội Tương tế người Hoa thành phố Sóc Trăng tổ chức trình diễn, tái hiện “Tết Nguyên tiêu” và tổ chức “Lễ hội đấu đèn” theo phong tục truyền thống. Hoạt động này nhằm bảo tồn các giá trị vǎn hóa dân gian truyền thống đặc trưng mang ý nghĩa tốt đẹp - những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng, thể hiện bản sắc và không ngừng tái tạo, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bị mai một.
Ngày 23.12 tới đây, Sở VHTTDL Lai Châu phối hợp với UBND huyện Mường Tè tổ chức trình diễn, tái hiện nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian dân tộc Si La tại xã Can Hồ, huyện Mường Tè nhằm khơi dậy nét đẹp các giá trị văn hóa dân gian dân tộc Si La gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.