Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu nhằm làm rõ nguồn gốc, diện mạo và vị trí của thành Hoàng Ðế trong lịch sử dân tộc để bảo tồn và phát huy, vấn đề đặt ra song song là khai thác hiệu quả tài nguyên văn hóa này gắn với phát triển du lịch. Có như vậy mới làm “sống lại” di sản thành Hoàng Ðế.
Hát then, đàn tính là nghệ thuật văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng... Lạng Sơn. Nhắc đến hát then, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của cây đàn tính - nhạc cụ tạo nên sự độc đáo, khác biệt của những điệu then.
Với trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã nỗ lực thực hiện đúng, hiệu quả định hướng của tỉnh trong việc “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng con người Hà Giang phát triển toàn diện” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tại các xã, thị trấn đã có nhiều cách làm hay góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc, đặc biệt là bảo tồn tiếng nói, chữ viết, ẩm thực, trang phục, kiến trúc, khuôn viên nhà ở…
Hướng đi mà tỉnh Trà Vinh lựa chọn để thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước, đó là lưu truyền, quảng bá một cách kiên trì, bền bỉ các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc qua từng sự kiện, hoạt động lễ hội. Nhất là việc liên kết hợp tác phát triển du lịch mang đặc trưng vùng miền.
Điện Biên là nơi sinh sống của 19 dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa… tạo thành bức tranh đa sắc màu văn hóa, đưa Điện Biên trở thành địa phương có hệ thống di sản văn hóa phong phú, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đặt mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc… để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Điện Biên thành tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp ở Bình Dương hình thành và nức tiếng hàng trăm năm qua. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, tỉnh Bình Dương triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp kết hợp du lịch trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và các vùng lân cận".
TP. Hội An vừa tổ chức buổi “Gặp mặt, trao đổi về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hội An năm 2023” nhằm ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di sản bền vững...
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở Gia Lai nói riêng, cả nước nói chung đang từng bước hình thành và có những điểm sáng đáng mừng. Đạt được điều này là bởi trong các cộng đồng đã có những người biết khai thác di sản văn hóa một cách sáng tạo, có khả năng thương mại hóa các di sản và sát cánh cùng những người được coi là “linh hồn” của di sản giữ cho di sản ngày càng phát triển.
Nghề làm muối Bạc Liêu từ xưa đã nổi tiếng tại Nam bộ, là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển. Sản phẩm muối Bạc Liêu nổi tiếng về chất lượng, có một hương vị đậm đà, rất độc đáo. Mùa làm muối ở Bạc Liêu thường bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.