Ngày 9/10, tại xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, Đoàn Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, Huyện Đoàn Phong Điền phối hợp tổ chức hoạt động sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Làng cổ Phước tích qua góc nhìn của mỹ thuật tạo hình”.
Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 28/10, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Hà Nam (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), quy tụ 16 đơn vị nghệ thuật, thi 27 vở diễn.
Tuyên Quang, mảnh đất có 22 dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc đều có những nét văn hóa, phong tục tập quán từ lâu đời, đã được hình thành và phát triển qua hàng trăm năm. Chính những nét đặc trưng của văn hóa đã tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tọa lạc tại khu phố 4, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành, Bình Phước ngày nay có một ngôi đình rất nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát triển gần 200 năm. Một trong những ngôi đình được đánh giá là cổ nhất ở Bình Phước. Đó là đình thần Hưng Long. Ngôi đình đánh dấu thời kỳ “khai sơn, phá thạch” và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Việt trên đất Bình Phước.
Hướng tới kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), ngày 7-10, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với CLB Nhiếp ảnh người cao tuổi Hà Nội và Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” lần thứ 17 - năm 2022 với chủ đề “Sắc màu văn hóa Thủ đô” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngày 5-10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ tổ chức khảo sát tình hình hoạt động các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Phong Ðiền, Cần Thơ
Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Hưng Yên có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng, mang đậm nét bản sắc văn hóa riêng của tỉnh và đồng bằng sông Hồng; có nhiều tiềm năng thu hút du khách, phát triển du lịch, mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh Hưng Yên.
Ngày 5/10, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Khánh thành Công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế tại phường Hương Vân, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh, đại diện các sở ban ngành và các nhân chứng lịch sử.
Không một tỉnh, thành phố nào trên cả nước có nhiều di sản văn hóa như ở Hà Nội. Có di sản vật thể sừng sững, có di sản phi vật thể phải thật tinh mới cảm nhận được, đó là lối ứng xử ý nhị, tế vi. Văn hóa Hà Nội đa dạng, phong phú cũng dễ hiểu vì là nơi hội tụ bốn phương và liên tục gần 800 năm, Hà Nội là kinh đô, từ thế kỷ 20 là Thủ đô của đất nước.
“Tìm về di sản” là sân chơi lý thú do Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức sáng 2-10 thu hút hàng trăm học sinh tham gia, cổ vũ. Với cách thức tổ chức sáng tạo, hấp dẫn, cuộc thi đã thiết thực giáo dục thế hệ trẻ niềm tự hào về vốn quý văn hóa của địa phương, đất nước.