Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo thế giới đang đương đầu với tình trạng khẩn cấp về đại dương khi các vùng biển đều rơi vào khủng hoảng.
Nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người và tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam, đồng thời góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận đấu tranh bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phát hành 03 bộ tem đề tải “Biển, đảo Việt Nam” trong các năm: 2018, 2020 và 2022.
Phát biểu tại cầu truyền hình trực tiếp "Khát vọng Đại dương xanh" tối 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong bối cảnh biển và đại dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống chưa từng có, các quốc gia, dân tộc, mọi cộng đồng và mỗi người dân cần nhận thức và hành động đúng đắn vì đại dương xanh, vì hòa bình, an toàn và phát triển bền vững.
Đảo Quan Lạn (hay còn gọi là đảo Cảnh Cước) là một hòn đảo nhỏ nằm trên vịnh Bái Tử Long thuộc xã Quan Lạn và Minh Châu, cách trung tâm huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 40 km. Đảo có tổng diện tích trên 10 km2, trải dài từ chân núi Vân Đồn đến núi Gót với dân số khoảng trên 8.000 người.
Quần đảo Cát Bà gồm 367 đảo, trong đó có đảo Cát Bà ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km, cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 25 km. Về mặt hành chính, quần đảo này thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng) được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Là một trong những đảo đá ngầm của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), cụm đảo Đá Tây có vị trí rất quan trọng, là điểm tựa an toàn cho ngư dân các tỉnh miền Trung vươn khơi, bám biển. Tại đây, ngoài âu tàu rất lớn để tàu thuyền tránh trú bão, còn có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá (Công ty TNHH MTV Dịch vụ khai thác hải sản biển Đông) cung cấp dịch vụ để ngư dân đánh bắt hải sản.
Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang trở thành trung tâm du lịch biển có sức thu hút mạnh mẽ. Song, để trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, về xây dựng phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 còn có rất nhiều việc phải làm.
Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự đồng thuận, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị cùng toàn thể người dân và cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ biển đảo và phát triển bền vững kinh tế biển.
Hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới (8-6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (từ ngày 1 đến 8-6), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội (Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam) tổ chức chương trình cầu truyền hình trực tiếp với chủ đề “Khát vọng đại dương xanh”. Trao đổi với phóng viên Báo Khánh Hòa, Thượng tá Phạm Văn Tú - Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội - Tổng đạo diễn chương trình cho biết:
Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh "hướng ra biển là thịnh vượng"... Bởi vậy, việc hướng tới một nền kinh tế biển xanh trên cơ sở bảo tồn và phát huy các "nguồn vốn biển tự nhiên", đặc biệt là các nguồn tái tạo năng lượng gió, nuôi biển, du lịch sinh thái... đang được xem là giải pháp căn cơ, lâu dài và bền vững đối với nhiều quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam.