Công ty PermaFungi trụ sở tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ đã phát triển một loại tấm cách nhiệt tường dựa trên sợi nấm.
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cấu trúc xã hội và thói quen của người dân, nhưng cũng tạo ra xu hướng mới trong du lịch. Đó là du lịch xanh, du lịch bền vững. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn hàng đầu, điểm đến trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Để vừa giải quyết bài toán thiếu nước sạch vừa bảo vệ môi trường, Singapore đã có những phương pháp thật sự hiệu quả. Trong đó, hệ thống máy bơm khổng lồ được lắp đặt sâu dưới lòng đất tại một nhà máy ở Singapore đã giúp biến nước thải thành nước sạch, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người đồng thời giảm ô nhiễm đại dương.
Nói đến Sài Gòn xưa hay thành phố Hồ Chí Minh hôm nay là nói đến sự sôi động, nhộn nhịp của một đô thị phát triển bậc nhất tại Việt Nam. Trong tiềm thức của người yêu thương mảnh đất này, anh Nguyễn Phúc Đức muốn lưu giữ ký ức Sài Gòn xưa bằng cách của riêng mình với những gánh hàng rong ruổi khắp phố, những món ăn vỉa hè gắn với tuổi thơ của bao thế hệ... thông qua các mô hình gỗ lắp ráp.
Việc sản xuất xi măng Portland truyền thống là một nguồn phát thải khí nhà kính chính, do các nguyên liệu phải được nung ở nhiệt độ rất cao. Nghiên cứu này tuy không phải là trường hợp của một công nghệ sinh học mới, nhưng cái mới là nó kết hợp với các vật liệu phế thải.
Nhắc đến cây tra, nhiều người nghĩ ngay đến những vòm xanh cho bóng mát trên các đảo ở Trường Sa. Thế nhưng mới đây, những chiếc lá xinh xắn này đã xuất hiện trên bàn ăn với nhiệm vụ là đĩa đựng. Một dự án khởi nghiệp đã “biến” lá thành những chiếc đĩa độc đáo thay thế khay nhựa dùng 1 lần.
Hơn 8,8 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2021, đó là kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong nước từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy sự bứt tốc mạnh mẽ của các doanh nghiệp dệt may sau một thời gian dài phải ngưng hoạt động vì dịch Covid-19.
Chiếc máy vớt rác trôi nổi trên sông với hơn 70% thành phần cấu tạo được làm từ vật liệu tái chế của giảng viên trẻ Huỳnh Ngọc Thái Anh, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ đã vinh dự giành giải Nhất trong Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không rác thải nhựa”, do UNESCO tổ chức năm 2020.
Việc chiên nấu nhiều, nhất là trong các dịp lễ, Tết khiến rất nhiều dầu ăn dư thừa phải thải ra môi trường. Nhận thấy lượng dầu này có thể tái chế để sử dụng, hạn chế ô nhiễm, chị Phạm Minh Hậu (phố Quán Thánh, Hà Nội) đã tự mày mò tìm ra công thức chế tạo xà phòng từ dầu thừa. Việc làm của chị nhận được sự ủng hộ của nhiều người.
9x người Việt có tên Uyên Trần đã tìm ra phương pháp tái sử dụng phụ phẩm vỏ tôm kết hợp bã cafe thành chất liệu thay thế cho da thuộc.