Bán đảo Sơn Trà- Lá phổi xanh trong lòng thành phố

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về hướng đông bắc, bán đảo Sơn Trà (hay còn có tên gọi là Sơn Chà) có diện tích 60km2, chiều rộng xấp xỉ 5km, nơi hẹp nhất 2km, đường vòng quanh chân núi dài khoảng 25km hợp với mỏm nhô ra của đèo Hải Vân, tạo thành một vòng cung bao bọc vùng vịnh Đà Nẵng và cửa ngõ sông Hàn.

Đến KDL sinh thái Vàm Sát để khám phá thế giới thiên nhiên kỳ thú

Tháng 7/2002, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát thuộc Khu dự trữ sinh quyển Thế giới rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) của Liên hợp quốc công nhận là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam.

U Minh Thượng - Điểm đến cho người thích câu cá

Vườn quốc gia U Minh Thượng (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) đã hồi phục sau vụ cháy khủng khiếp năm 2002 và dần trở thành điểm đến hấp dẫn vào dịp cuối tuần của du khách, nhất là vào mùa nắng oi bức.

Nam Định triển khai dự án bảo tồn đất ngập nước

Theo ông Nguyễn Viết Cách, giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thủy, năm 2012 được sự hỗ trợ của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, Nam Định sẽ triển khai nhiều dự án, đề án bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

Du lịch Bắc Giang - Những khởi động bước đầu

Bắc Giang là tỉnh được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp, thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả "ngành công nghiệp không khói" này, ngành du lịch của tỉnh vẫn rất cần sự quan tâm, đầu tư một cách xứng tầm.

Cao Bằng: Pác Rằng - Điểm phát triển du lịch cộng đồng bền vững

Nằm trên địa bàn xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, Pác Rằng là một xóm còn bảo lưu được khá toàn vẹn nền văn hóa truyền thống dân tộc cũng như cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của vùng núi phía Đông Bắc. Chính vì vậy, Pác Rằng đã được chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo thông qua Dự án Phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng do Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ.

Du lịch cộng đồng ở Vàng Pheo

Nằm cách trung tâm thị xã Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo (huyện Phong Thổ, Lai Châu) được nhắc đến như “thung lũng mỹ nhân”, một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu. Mang trong mình những nét văn hóa đặc trưng, cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng, bản Vàng Pheo hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng.

Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu): Phát triển du lịch biển đảo, sinh thái và văn hóa - lịch sử

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Quy hoạch này là tiền đề để phát triển Côn Đảo thành một trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, xứng đáng với vị trí tiền tiêu của Tổ quốc.

Nghiên cứu để phát huy bản sắc văn hóa người Thái vào du lịch cộng đồng tại Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) Tây Nghệ An là khu DTSQ trên cạn có diện tích lớn nhất Việt Nam với 3 vùng lõi quan trọng là Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Pác Ngòi (Bắc Kạn) - điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn

Nằm nép mình dưới dãy núi Pù – Phia – Miang và soi bóng xuống mặt hồ Ba Bể thơ mộng đã tạo nên cảnh sắc hữu tình cho Pác Ngòi, xã Nam Mẫu (Ba Bể). Cùng với đó là những nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân bản địa đã giúp Pác Ngòi trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.