Trải qua những thăng trầm lịch sử, hát dân ca là một phần quan trọng của văn hóa dân gian, loại hình diễn xướng dân ca, dân vũ, hoạt động văn hóa, văn nghệ do Nhân dân lao động sáng tạo ra, tự diễn xướng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Với người Mường Lạc Sơn, hát dân ca Mường, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể hát Thường rang, bộ mẹng, hát đúp giao duyên là một trong những thể loại diễn ra nhiều nhất trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là dịp đám cưới, hội hè.
“Tinh hoa Việt Nam” lung linh trên đảo ngọc Phú Quốc. “Ký ức Hội An” thắp sáng Phố Hội hằng đêm. “Vũ điệu trên mây” in đậm dấu ấn Tây Bắc trên nóc nhà Fansipan. Và “Tinh hoa Bắc Bộ” là “chương trình nhất định phải xem” khi khám phá Hà Nội...
Với hơn 5.000 bộ cồng chiêng được lưu giữ trong cộng đồng, chiếm một nửa số cồng chiêng tại Tây Nguyên, Gia Lai là một trong những tỉnh giữ gìn và phát huy tốt các giá trị “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” - “Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
Ngay từ khi được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới ở lĩnh vực thiết kế, Hà Nội đã xác định trọng tâm xây dựng Thành phố sáng tạo là tạo ra những sản phẩm văn hóa mới có giá trị trên nền tảng văn hóa truyền thống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với Ủy ban nhân dân Hà Nội về phương án bảo tồn phía đông khu di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức đã khiến các nhà khoa học và người dân ở đây rất vui mừng và bước đầu có hy vọng về một di sản có giá trị hiếm thấy được giữ gìn.
Ngay từ khi được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới ở lĩnh vực thiết kế, Hà Nội đã xác định trọng tâm xây dựng Thành phố sáng tạo là tạo ra những sản phẩm văn hóa mới có giá trị trên nền tảng văn hóa truyền thống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 410/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư Phòng trưng bày Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh. Không chỉ góp phần tôn vinh di sản phi vật thể của nhân loại, không gian này sẽ tạo sức hút đáng kể cho du lịch tỉnh nhà.
Trước đây, vì còn mải lo làm kinh tế để ổn định cuộc sống, người Tày ở Thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm chưa có điều kiện chăm chút cho vốn di sản văn hóa của ông bà là hát Then đàn Tính. Sau này, khi cuộc sống đã tạm yên ổn, người Tày ở đây bắt đầu ngồi lại với nhau, mò mẫm lượn những điệu Then cũ. Thế là CLB hát Then đàn Tính xã Lộc Ngãi ra đời vào năm 2016, với hơn 30 thành viên.
Chúng tôi đến Côn Đảo vào một ngày hè nắng vàng rót mật. Con tàu rẽ đôi dòng Hậu Giang rời bến Ninh Kiều lướt nhanh trên mênh mông sông nước miền Tây. Khoảng vài ba tiếng lênh đênh trên biển, Côn Đảo hiện ra trước mắt chúng tôi là một màu xanh thẫm của những quả đồi nằm giữa biển khơi. Trời trong veo nên biển như càng lấp lánh hơn, màu xanh của cây cối trên những quả đồi trước mặt như thẫm hơn dưới ánh nắng chiều.
Ngay từ khi được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới ở lĩnh vực thiết kế, Hà Nội đã xác định trọng tâm xây dựng Thành phố sáng tạo là tạo ra những sản phẩm văn hóa mới có giá trị trên nền tảng văn hóa truyền thống, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.